Bệnh cúm A thường xuất hiện vào mùa đông xuân hoặc khi thời tiết bước vào giai đoạn chuyển mùa. Bệnh cúm A bất kể ai cũng không nên chủ quan vì tốc độ lây nhiễm nhanh và diễn biến nguy hiểm. Bệnh cúm A là bệnh gì?.
Khái niệm cúm A là bệnh gì?
Cúm A là một trong những bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp khá thường gặp và có khả năng gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Các chủng virus cúm A phổ biến là H5N1, H1N1, H3N2, H7N9, chủng A/H7N9 và A/H5N1 lưu hành ở gia cầm và có nguy cơ lây sang người.
Cúm A là căn bệnh về đường hô hấp cấp tính, nguyên nhân do virus cúm A, virus cúm có các nhóm A, B, C gây ra. Trên thực tế virus cúm A không chừa bất cứ ai, là bệnh truyền nhiễm cấp tính, dịch cúm A đặc biệt gặp nhiều ở trẻ em. Tuy nhiên, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người già trên 65 tuổi, phụ nữ mang thai, bệnh nhân ung thư, người có sức đề kháng kém là những đối tượng dễ nhiễm virus cúm hơn cả.
Virus cúm A cũng có nhiều chủng khác nhau. Cúm A từng gây ra đại dịch cướp đi nhiều sinh mạng của hàng triệu người vì nó là bệnh về đường hô hấp nên chúng ta không nên chủ quan với căn bệnh này.
Xem thêm: Cúm A lây qua đường nào? Cách điều trị cúm A
Nguyên nhân gây bệnh cúm A
Virus gây bệnh cúm A có thể lây trực tiếp trong không khí qua đường hô hấp, khi người bệnh ho, hắt hơi sổ mũi các giọt bắn theo virus thoát ra ngoài sẽ khiế người lành hít phải hoặc do chạm vào các đồ vật có virus.
Có 2 nguyên nhân chính gây ra tỷ lệ mắc cúm cao đó là do thời điểm giao mùa đông xuân, nóng lạnh, ẩm thất thường tạo điều kiện cho các loại virus đường hô hấp phát triển. Do thời tiết thay đổi thất thường nên khiến cho sức đề kháng của chúng ta suy giảm, tỷ lệ nhiễm các loại virus cúm A tăng cao.
Ngoài ra, nguyên nhân chính gây ra tỷ lệ mắc cúm cao khi:
- Sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt hoặc tiếp xúc chung bề mặt với người bệnh (ly, chén, thìa, khăn, quần áo…) hoặc các đồ dùng trong nhà sau đó đưa lên mũi miệng.
- Một người bị nhiễm bệnh cúm A khi tiếp xúc với các động vật có nhiễm cúm như lợn, gia cầm.
- Tập trung ở nơi đông người như công viên, trường học, nơi công sở là điều kiện để virus lây lan nhanh
Xem thêm: Giải đáp cúm A kiêng ăn gì để mau chóng khỏe bệnh
Đôi khi rất khó để có thể phân biệt được giữa cúm A và cảm lạnh thông thường nếu như chỉ dựa vào triệu chứng. Cúm thường có thời gian khởi phát bệnh ngắn hơn, triệu chứng sẽ nặng hơn kèm theo sốt và đau cơ. Cảm cúm thông thường, các triệu chứng sẽ xuất hiện từ từ ảnh hưởng đến mũi, họng, xoang và phần ngực trên.
Cúm A là một trong các bệnh rất dễ lây lan trực tiếp vì có tốc độ phát triển virus nhanh. Nếu người bệnh nói chuyện mà không mang khẩu trang, virus cúm cũng dễ dàng thoát ra ngoài và bám vào đồ vật khác gây lây lan cho người chạm phải. Giọt bắn chứa virus có thể bám vào bề mặt đồ vật tồn tại đến 48h, người khác chạm vào đồ vật đó sẽ bị lây bệnh.
Đôi khi các triệu chứng cúm A sẽ tự khỏi hoặc có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu triệu chứng kéo dài hơn 1 tuần, người bệnh cần đến cơ sở khám chữa bệnh để điều trị kịp thời. Người trên 65 tuổi, trẻ em dưới 2 tuổi và người đang mắc các bệnh mãn tính như phổi, hen suyễn, đái tháo đường cần đặc biệt chú ý.
Đặc biệt, cúm A là gây biến chứng phù não và tổn thương gan trầm trọng, tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy phụ nữ mang thai nếu mắc phải cúm A cũng có thể gây ra biến chứng viêm phổi hoặc sảy thai. Người dân nên đề cao cảnh giác, chủ động phòng bệnh. Nếu như mắc bệnh nên đi thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng nặng.
Nếu đã biết cúm A là bệnh gì và mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này thì cách tốt nhất để phòng cúm A là hàng năm nên đi tiêm vacxin. Vacxin có thể giúp ngừa 3-4 loại virus cúm trong năm. Vacxin phòng cúm dùng được cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.