Triệu chứng, nguyên nhân cúm A và cách phòng ngừa

Triệu chứng, nguyên nhân cúm A và cách phòng ngừa

Rate this post

Cúm A có những triệu chứng tương tự như cảm lạnh thông thường do đó rất dễ nhầm lẫn. Nếu không được điều trị đúng cách bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng. Vậy triệu chứng, nguyên nhân cúm A và cách phòng ngừa nó thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây và tìm hiểu ngay nhé!

Nguyên nhân cúm A

Cúm A là một loại virus gây bệnh cúm, một bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp. Nó có thể lây lan qua các giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Thời gian ủ bệnh của cúm A dài hơn bệnh cúm mùa thông thường, bệnh có thể từ 2-8 ngày và có thể kéo dài lên đến 17 ngày.

Một người có thể bị nhiễm cúm A khi:

  • Tiếp xúc với các động vật có nhiễm cúm như lợn, ngựa, gia cầm,… cũng có thể lây bệnh
  • Tập trung nơi đông người như trường học, công viên, nơi công sở,… cũng là điều kiện để virus lây lan nhanh chóng.
nguyen-nhan-cum-a
Nguyên nhân cúm A

Người mắc bệnh cúm A thường đào thải virus trong khoảng thời gian từ 1-2 ngày trước khi khởi phát và 3-5 ngày sau khi có triệu chứng lâm sàng. Trẻ em và những người có hệ thống miễn dịch yếu có thể bị lây nhiễm trong một thời gian dài hơn một chút từ 7-10 ngày.

Nếu được phát hiện và kịp thời điều trị, người mắc bệnh cúm A có thể khỏi bệnh trong vòng 7 – 10 ngày. Sau 5 ngày, bệnh nhân thường hết sốt, sổ mũi và đau đầu; nhưng ho và mệt mỏi có thể còn tiếp tục kéo dài.

Triệu chứng cúm A

Các triệu chứng điển hình của bệnh cúm A bao gồm:

  • Sốt trên 38 độ C
  • Đau cơ bắp toàn thân.
  • Ớn lạnh.
  • Đau đầu.
  • Ho khan.
  • Mệt mỏi.
  • Nghẹt mũi.
  • Viêm họng.

Cúm A hơi giống cảm lạnh ở mức độ nặng, nhưng cảm lạnh thường không gây đau nhức hoặc sốt cao. Đôi khi các triệu chứng này tự hết mà không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài nhiều ngày mà không cải thiện, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh các biến chứng.

Đọc thêm: Vì sao khi mắc cúm A ho nhiều? Những lưu ý khi điều trị cúm A

Biến chứng của cúm A

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc cúm và nguy cơ cao gặp các biến chứng cúm do hệ miễn dịch còn chưa phát triển toàn diện. Đặc biệt, ở những trẻ có bệnh nền như hen suyễn, có bất thường về thần kinh, trẻ có bệnh mãn tính, tim mạch, bệnh về máu, nội tiết, thận, gan hoặc bệnh lý rối loạn chuyển hóa, thừa cân, sử dụng corticoid, aspirin hoặc hóa trị liệu kéo dài, trẻ nhiễm HIV thường có nguy cơ gặp những biến chứng cao hơn so với những đứa trẻ bình thường.

nguyen-nhan-cum-a
Biến chứng của cúm A

Một số biến chứng có thể xảy ra do bệnh cúm a ở trẻ gồm: suy hô hấp, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm màng não, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát,…

  • Biến chứng phổi khác: áp xe phổi, tràn dịch màng phổi, viêm phế quản.
  • Biến chứng thần kinh: liệt thần kinh sọ não, liệt nửa người, viêm tủy cắt ngang, viêm màng não.
  • Biến chứng tim mạch: viêm cơ tim, bloc tim, co mạch ngoại vi, viêm màng ngoài tim. Một số biến chứng khác: viêm cơ, viêm thanh quản, viêm tai giữa.

Những biến chứng do cúm A gây ra nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng và sự phát triển.

Các bạn cần chú ý 4 dấu hiệu cúm A trở nặng sau đây:

  • Sốt cao từ 39 độ trở lên, không đáp ứng thuốc hạ sốt.
  • Trẻ li bì, mệt mỏi, kém ăn, bỏ ăn, nôn trớ, chân tay lạnh.
  • Co giật.
  • Khó thở, thở nhanh.

Các biện pháp điều trị cúm A

Đa số các trường hợp mắc cúm A thể nhẹ đều thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà. Triệu chứng cúm sẽ hết sau khoảng từ 7-10 ngày.

Để điều trị cúm A, người bệnh nên áp dụng những phương pháp điều trị triệu chứng là chủ yếu, cụ thể:

  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối để sát khuẩn họng.
  • Nếu có biểu hiện nghẹt mũi, sổ mũi, nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm thông thoáng đường thở.
  • Bạn có thể sử dụng phương pháp xông hơi bằng cách thêm một chút tinh dầu bạc hà hoặc khuynh diệp vào nồi nước để gia tăng khả năng kháng khuẩn và đồng thời loại bỏ đờm trong cổ họng.
  • Vệ sinh cá nhân đúng cách là cách điều trị cúm A tại nhà đơn giản và giảm thiểu lượng vi khuẩn đáng kể ra khỏi cơ thể.
  • Bạn nên để cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi vì đây là cách giúp cho cơ thể chống lại bệnh nhiễm trùng hiệu quả và tăng khả năng miễn dịch.

Xem thêm: Bệnh cúm mùa có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh như thế nào?

Cách phòng ngừa bệnh cúm A thế nào?

  • Phòng tránh lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Người thân và bệnh nhân nên đeo khẩu trang y tế; khi tiếp xúc với người bệnh nên giữ khoảng cách trên 1m.
  • Vệ sinh cá nhân cẩn thận: rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà.
  • Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao cần tránh tiếp xúc với với bệnh nhân mắc cúm hoặc nghi ngờ mắc cúm.
  • Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ cúm như sốt, ho, sổ mũi,… nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và xác định bệnh.
  • Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc sạch sẽ với dung dịch sát khuẩn thông thường.
  • Tăng cường sức đề kháng bằng cách tập thể dục, chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý.
  • Tiêm vắc xin phòng cúm đầy đủ, đúng lịch. Đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao cần được tiêm phòng đầy đủ trước mùa dịch.

Trên đây là những kiến thức về triệu chứng, nguyên nhân cúm A và cách điều trị mà chúng tôi tổng hợp. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc, từ đó có thể chữa trị, điều trị đúng cách, để bệnh không tiến triển nặng hơn.