Giải đáp cúm A kiêng ăn gì để mau chóng khỏe bệnh

Giải đáp cúm A kiêng ăn gì để mau chóng khỏe bệnh

Rate this post

Cúm A là một trong những loại cúm mang tới nhiều sự mệt mỏi cho người bệnh. Để mau chóng khỏi bệnh, chúng ta cần có phương pháp điều trị cũng như cách sinh hoạt hợp lý. Dưới đây là cúm A kiêng ăn gì đê mau chóng khỏe bệnh bạn cần lưu ý.

Các triệu chứng cho thấy bạn đã mắc cúm A

Người mắc cúm A thường có những triệu chứng tương tự như bệnh cúm thông thường nhưng các dấu hiệu này sẽ diễn tiến nặng hơn theo thời gian virus phát tán trong cơ thể.

cum-a-kieng-an-gi
Tránh thực phẩm cay nóng

Xem ngay: cúm A sốt bao nhiêu ngày để biết số ngày chính xác

Cụ thể, triệu trứng mắc cúm A bao gồm:

  • Sốt cao, từ 38.5 đến 39 độ C
  • Mệt mỏi, kiệt sức
  • Mất khẩu vị
  • Ớn lạnh toàn thân
  • Đau nhức đầu, mỏi cơ, đau cơ
  • Đau họng, ho nhiều

Ngoài các triệu chứng thông thường trên, người mắc cúm A có thể xuất hiện các vấn đề về sức khỏe khác như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở, tim đập nhanh, mất nhận thức,…

Đây là các dấu hiệu cảnh báo người bệnh đã bị biến chứng và lúc này chúng ta cần đưa bệnh nhân tới gấp các cơ sở chữa bệnh. Bệnh nhân có thể bị tử vong nếu như không đưa kịp thời để thăm khám và chữa trị.

Người bị cảm cúm nên kiêng ăn gì?

Để nhanh chóng khỏi bệnh thì người bị cúm cần lưu ý lựa chọn những thực phẩm sao cho phù hợp với sức khỏe.

  • Thực phẩm giàu protein: Việc tăng cường sức đề kháng, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể khi bị cảm cúm là điều quan trọng. Tuy nhiên cần đảm bảo ở mức độ vừa phải, cân bằng không nên dư thừa. Thực phẩm giàu protein (trứng, tôm, cua, cá…) khiến cơ thể nạp quá nhiều năng lượng, tác động tiêu cực đến việc hạ sốt.
  • Các loại thực phẩm béo: Chất béo sẽ khó tiêu hóa hơn so với các nhóm thực phẩm khác, vì thế tiêu thụ chúng có thể gây ra đau bụng, làm tình trạng viêm nghiêm trọng.
  • Nước giải khát, và nước ép trái cây: Tất cả các loại đồ uống này có chứa một lượng đường cao, cản trở hệ thống miễn dịch.
  • Rượu: Bởi nó chứa nhiều thành phần không tốt, chẳng hạn như đường, khiến vi khuẩn phát triển mạnh. Ngoài ra, rượu sẽ gây ra rất nhiều áp lực lên gan, can thiệp vào khả năng phục hồi của cơ thể khi bị cảm cúm.
  • Chất caffeine: Trong thời gian bị cảm cúm, những người có thói quen uống cà phê và soda cần phải được loại bỏ. Vì trong soda chứa nhiều đường, có thể gây sốc glucose.
  • Thức ăn nhiều muối: Khi bị cảm cúm nên ăn ít các loại thức ăn có chứa nhiều muối như vậy sẽ nâng cao lượng Lysozyme trong nước bọt giúp bảo vệ họng, chống lại cảm cúm.
  • Sữa, Pho mai: Sữa sẽ làm gia tăng sự sản sinh dịch nhầy trong phổi. Do vậy, bạn nên tránh uống sữa khi đang bị bệnh cảm cúm.
  • Thịt đỏ, thực phẩm cay: Thịt đỏ không dễ tiêu hóa. Nó có thể khiến cơ thể phải nỗ lực để tiêu hóa khiến cơ thể mệt mỏi hơn.
  • Thực phẩm chiên rán: Các thực phẩm nhiều dầu mỡ này sẽ khiến cơ thể tiêu hao năng lượng để tiêu hóa.

Cách phòng chống bệnh cúm A

cum-a-kieng-an-gi
Rèn luyện nâng cao sức khỏe

Click ngay: triệu chứng cúm a để biết các triệu chứng chính

  • Vệ sinh cá nhân cẩn thận: rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Trong mùa dịch, cần tránh tập trung nơi đông người. Đối với những người nghi ngờ mắc cúm thì bạn cần nên tránh để khỏi bị lây nhiễm.
  • Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc sạch sẽ với dung dịch sát khuẩn thông thường.
  • Tập thể dục để tăng sức đề kháng, chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý.
  • Tiêm vắc xin phòng cúm đầy đủ, đúng lịch. Đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao cần được tiêm phòng đầy đủ trước mùa dịch.
  • Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ cúm như sốt, ho, sổ mũi,… nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và xác định bệnh. Từ đó, có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh.

Trên đây là cúm A kiêng ăn gì đê mau chóng khỏe bệnh. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.