Cúm A lây qua đường nào? Cách điều trị cúm A

Cúm A lây qua đường nào? Cách điều trị cúm A

Rate this post

Trong thời gian gần đây Hà Nội ghi nhận nhiều trường hợp cúm A có bệnh nhân bị tổn thương phổi nặng do cúm A. Vậy cúm A lây qua đường nào? Nguyên nhân và triệu chứng của cúm A là gì?.

Bệnh cúm A là gì?

Bệnh cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C gây nên. Cúm A thường xuất hiện trong các đợt cúm mùa, trong đó chủng H7N9 và H5N1 thường lưu hành ở gia cầm vật như gà, chim, lợn, động vật có vú có khả năng lây sang người và tạo thành dịch bệnh.

cum-a-lay-qua-duong-nao (3)
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nguy hiểm cho con người

Bệnh cúm A lây qua đường nào?

Cúm A lây qua con đường gián tiếp qua đồ vật: Tất cả các chủng cúm A đều có khả năng tồn tại đến 48 giờ trên bề mặt đồ vật. Khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi giọt bắn chứa virus cúm A đọng trên bề mặt đồ vật nếu bạn đụng phải giọt bắn sẽ lưu 5 phút trên tay. Cúm A xâm nhập vào miệng, mũi, đường hô hấp của bạn gây ra virus cúm A. Cúm A có thể lưu 12 giờ trên quần áo.

Cúm A lây qua con đường đường hô hấp: Qua đường giọt bắn được giải phóng ra môi trường khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Virus cúm A có chứa ngay trong không khí với bán kính phát tán lên tới 2m bạn có thể hít phải virus cúm A khi tiếp xúc gần với người bệnh. Khi đó, virus cúm A đã trực tiếp xâm nhập vào đường hô hấp của bạn.

Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt, khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi đưa lên mũi, miệng. Thông thường bệnh sẽ diễn biến và hồi phục trong 2-7 ngày. Tuy nhiên với người bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa hoặc suy giảm miễn dịch…, có thể biến chứng và dẫn tới tử vong.

Bệnh lây lan càng nhanh qua đường hô hấp hay khi tiếp xúc với người bệnh, giọt bắn mang virus thoát ra, người bình thường hít vào có thể nhiễm bệnh. Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus, cúm A khi mắc phải người bệnh sẽ thấy rất mệt mỏi, cần nghỉ ngơi và hạn chế tiếp xúc để tránh lây nhiễm cho mọi người.

cum-a-lay-qua-duong-nao (2)
Cúm A có thể lây trực tiếp hoặc gián tiếp cho người tiếp xúc

Xem thêm: Giải đáp cúm A kiêng ăn gì để mau chóng khỏe bệnh

Các triệu chứng cúm A

  • Dấu hiệu nhận biết của bệnh cúm A có biểu hiện sốt cao đột ngột (trên 38oC)
  • Đau họng, sổ mũi, đau đầu
  • Ho
  • Đau cơ, mệt mỏi.
  • Hắt hơi, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Sốt và ớn lạnh
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Một số trường hợp nặng có thể bị suy hô hấp, tử vong

Phương pháp điều trị cúm A

  • Người bệnh cần uống nhiều nước ấm
  • Uống thuốc hạ sốt, giảm đau paracetamol
  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Tắm nước ấm hoặc lau người
  • Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe phòng ngừa cúm A.
  • Thực hiện chườm ấm khi sốt cao

Cách phòng ngừa virus cúm A

  • Vệ sinh cá nhân tốt, rửa tay thường xuyên
  • Đeo khẩu trang khi ra đường
  • Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, khi sốt nên ở nhà ít nhất 24h để tránh lây nhiễm cho người khác.
  • Thường xuyên vệ sinh, lau sạch bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa, mở cửa thoáng mát nơi làm việc, học tập.
  • Nên tiêm vacxin cúm hàng năm, mỗi mũi tiêm có thể chống lại 3-4 virus cúm khác nhau trong mùa cúm năm đó, nhất là trẻ em.
  • Nên sử dụng thực phẩm gia cầm rõ nguồn gốc xuất xứ, được kiểm dịch không bị bệnh, không ăn các loại gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân.
  • Tăng cường phòng bệnh bằng cách sử dụng các dung dịch sát khuẩn mũi, họng, mắt để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
  • Hiện nay chưa có vắc xin đặc hiệu phòng chống cúm A(H5N1), (H7N9) nên nếu có triệu chứng sốt, ho, đau đầu người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám và xử trí kịp thời.

Bài biết trên trang smithsstation đã giúp bạn giải đáp thông tin Cúm A lây qua đường nào và cách phòng ngừa cúm A. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn trong việc điều trị và phòng ngừa cúm A cho bản thân và gia đình.