Statripsine thường được dùng điều trị phù nề sau chấn thương hoặc sau mổ. Vậy statripsine là thuốc gì? Liều dùng và cách dùng như thế nào. Tất cả sẽ có câu trả lời dưới đây nhé.
Statripsine là thuốc gì?
- Tên thuốc: Statripsine;
- Thành phần hoạt chất: Alphachymotrypsin (tương ứng 4200 IU chymotrypsin USP) 4,2mg;
- Số đăng ký: VD-21117-14;
- Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ, 5 vỉ x 10 viên;
- Nhà sản xuất: Công ty TNHH LD Stada – Việt Nam;
- Nhà phân phối: Công ty liên doanh TNHH Stada – VN.
Thuốc Statripsine là một loại thuốc kháng viêm, dùng trong điều trị phù nề sau chấn thương hoặc sau mổ như: tổn thương mô mềm, chấn thương cấp, bong gân, khối tụ máu, tan máu bầm, nhiễm trùng, phù nề mi mắt, dập tim mộ. Làm lỏng các dịch tiết ở đường hô hấp trên ở người bệnh hen, viêm phế quản, các bệnh phổi và viêm xoang.
Ngoài ra còn có một số tác dụng không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.
Liều lượng – Cách dùng
Thuốc được sử dụng để kháng viêm, điều trị phù nề sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật và để giúp làm lỏng các dịch tiết ở đường hô hấp trên, alphachymotrypsin có thể dùng đường uống qua các cách sau:
-
Nuốt 2 viên (4,2 mg – 4200 đơn vị chymotrypsin USP hay 21 microkatal ) x 3- 4 lần mỗi ngày;
-
Ngậm dưới lưỡi 4 – 6 viên mỗi ngày chia làm nhiều lần (phải để viên nén tan dần dưới lưỡi).
Tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Statripsine
Thuốc Statripsine được dung nạp tốt và không gây tác dụng phụ đáng kể. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể gặp các triệu chứng như thay đổi màu sắc, độ rắn và mùi của phân; rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, nặng bụng, tiêu chảy, táo bón hoặc buồn nôn và đỏ da khi dùng liều cao.
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra, vì thế nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Chú ý – Thận trọng khi dùng thuốc
Xem thêm: Thuốc pricefil 500mg để biết cách sử dụng đúng cách
Thuốc cần thận trọng trong các trường hợp sau:
- Thận trọng với phụ nữ có thai và cho con bú;
- Thận trọng với người phải lái xe và vận hành máy móc vì chưa có tài liệu nào nghiên cứu đầy đủ về ảnh hưởng của thuốc;
- Thận trọng với bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng;
- Thận trọng với bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các thuốc có nguồn gốc từ động vật do hoạt chất được chiết xuất từ tụy bò;
- Thận trọng với bệnh nhân có rối loạn đông máu không có yếu tố di truyền và bệnh nhân chuẩn bị thực hiện phẫu thuật hoặc vừa phẫu thuật xong;
- Thận trọng với những bệnh nhân phải dùng liệu pháp chống đông máu (phổ biến hay gặp là bệnh nhân phải dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu trong bệnh mạch vành, sau đặt stent, nhồi máu cơ tim, dự phòng đột quỵ);
- Thận trọng với bệnh nhân có rối loạn đông máu di truyền (bệnh Hemophilia gồm 3 loại: Hemophilia A do thiếu yếu tố VIII, Hemophilia B do thiếu yếu tố IX và Hemophilia C hiếm gặp, chiếm tỉ lệ 5%);
- Nếu bắt buộc phải sử dụng thuốc nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bảo quản thuốc Statripsine
Thuốc nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau, vìì vậy bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Lưu ý giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Trên đây là những thông tin đầy đủ về thuốc Statripsine. Hi vọng, bài viết cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất cho các bạn.