Sốt siêu vi ở trẻ em triệu chứng và cách điều trị như thế nào?

Sốt siêu vi ở trẻ em triệu chứng và cách điều trị như thế nào?

Rate this post

Sốt siêu vi ở trẻ em bố mẹ cần nhận biết sớm các triệu chứng, đồng thời biết cách chăm sóc trẻ hiệu quả để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Nguyên nhân sốt siêu vi ở trẻ em

Trước khi tìm hiểu nên làm gì khi trẻ bị sốt siêu vi, cần biết được đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Sốt siêu vi là tình trạng sốt cấp tính do nhiễm phải các loại virus (siêu vi trùng). Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em do hệ miễn dịch còn yếu, chưa hoàn thiện. Có rất nhiều loại virus gây ra sốt siêu vi, điển hình nhất là: virus Rhinovirus, Adenovirus, Coronavirus, Enterovirus, Virus cúm,..

Sốt siêu vi thường tạo thành dịch vào thời điểm giao mùa, khi mà thời tiết thay đổi đột ngột và tạo điều kiện thuận lợi cho virus sinh sôi. Sốt siêu vi có thể lây từ người sang người, chủ yếu qua đường hô hấp và đường tiêu hóa qua các hoạt động như giao tiếp, ăn uống, tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết (nước bọt hay dịch mũi) bị bắn ra từ bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền gián tiếp qua các vật dụng ở nơi công cộng hay đồ chơi. Đây là lý do tại sao sốt siêu vi thường bùng phát thành dịch, nhất là ở trường học, nơi trẻ thường hiếu động, hay cầm nắm, chơi đùa.

Sốt siêu vi ở trẻ em có triệu chứng gì?

Sot-sieu-vi-o-tre-em-co-nhieu-trieu-chung-de-nhan-biet
Sốt siêu vi ở trẻ em có nhiều triệu chứng dễ nhận biết

Xem thêm: Sốt siêu vi là gì?

Theo các chuyên gia, triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em rất dễ bị nhầm lẫn với những dấu hiệu sốt do bệnh lý khác, ví dụ như sốt xuất huyết. Vì vậy, bạn nên chú ý những biểu hiện bất thường của bé nhằm có phương hướng điều trị kịp thời và phù hợp.

Thực tế, bé bị sốt do nhiễm virus cấp tính thường có nhiệt độ cơ thể rơi vào khoảng 38 – 39ºC. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, thân nhiệt trẻ có nguy cơ lên đến 40ºC. Ngoài ra, những dấu hiệu kèm theo còn có thể bao gồm: 

  • Đau và viêm họng
  • Chảy nước mũi
  • Nghẹt mũi
  • Ho nhiều
  • Đau đầu
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Buồn nôn và nôn
  • Ớn lạnh
  • Toàn thân phát ban

Nếu bạn bắt gặp trẻ bộc lộ những triệu chứng như trên, hãy mau chóng đưa bé đến gặp bác sĩ nhé.

Sốt siêu vi ở trẻ em kéo dài mấy ngày

Sốt siêu vi là tình trạng trẻ bị sốt do nhiễm một số loại virus chẳng hạn như Rhinovirus, Adenovirus, Enterovirus và virus cúm,… So với những loại sốt do các nguyên nhân khác như sốt sau tiêm chủng, sốt mọc răng,… thì sốt siêu vi thường kéo dài lâu hơn. Ngoài biểu hiện sốt, trẻ có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng khác như đau đầu, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, đau cơ, trẻ chán ăn, mệt mỏi, hay quấy khóc,…

Rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng và thắc mắc sốt siêu vi ở trẻ em kéo dài mấy ngày. Theo các chuyên gia, cha mẹ không nên quá lo lắng vì nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách, sốt siêu vi không phải là vấn đề quá đáng ngại. Thông thường sốt siêu vi có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần sẽ khỏi và không gây nguy hiểm cho bé. 

Nếu được chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ hạ sốt dần và cắt sốt sau vài ngày. Nếu trẻ không có ho, không chảy nước mũi hay ngạt mũi thì thường bệnh sẽ khỏi hoàn toàn sau 5 – 7 ngày.

Tuy nhiên, nếu cha mẹ chủ quan, chăm sóc con sai cách thì bé cũng có thể gặp phải nguy hiểm vì tình trạng sốt siêu vi có thể tiến triển rất nhanh. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện co giật, li bì, hôn mê,… mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế sớm để bé được các bác sĩ khám và điều trị kịp thời. 

Cách chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi tại nhà

Sot-sieu-vi-o-tre-em-co-lay-khong
Sốt siêu vi ở trẻ em có lây không

Xem thêm: Bệnh cảm nắng là gì?

Hiện nay, sốt siêu vi chưa có thuốc đặc trị mà chỉ được điều trị hỗ trợ bằng cách nâng thể trạng, tăng cường sức đề kháng, điều trị triệu chứng và phòng các biến chứng.

  • Đầu tiên, cần kiểm tra nhiệt độ cơ thể cho trẻ. Đối với các trường hợp sốt cao trên 38 độ C, nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ (Paracetamol liều 10 – 15mg/kg/lần, chia đều dùng cách nhau 4 – 6h).
  • Để trẻ nằm nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, thoáng mát. Lấy khăn ấm vắt ráo nước lau người, đặc biệt chú ý các vùng bẹn, nách.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để hạ sốt, giúp bài tiết các chất độc trong cơ thể.
  • Ăn đồ ăn dạng lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa như cháo, súp; chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên ép bé ăn quá nhiều trong một bữa.
  • Bổ sung thêm các loại nước ép hoa quả chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Theo dõi sát sao trẻ, nếu có dấu hiệu gì bất thường cần nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tránh để trẻ sốt quá cao dẫn đến co giật hoặc các biến chứng khôn lường.

Sốt siêu vi ở trẻ em ba mẹ không nên quá lo lắng hoặc quá chủ quan mà phải chăm sóc trẻ chu đáo, uống thuốc theo đơn của bác sĩ và biết cách nhận biết các dấu hiệu nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và chữa bệnh kịp thời.