Tìm hiểu nguyên nhân bệnh cảm nắng và cách điều trị hiệu quả

Tìm hiểu nguyên nhân bệnh cảm nắng và cách điều trị hiệu quả

Rate this post

Bệnh cảm nắng là một bệnh thường gặp ở chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguyên nhân cũng như những vấn đề liên quan về cách điều trị. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin.

Nguyên nhân gây ra bệnh cảm nắng

Vào những ngày hè nóng bức đặc biệt là những ngày có nhiệt độ cao thì chúng ta rất hay bị say nắng là căn bệnh thường gặp. Sẽ có rất nhiều biến chứng xảy ra nếu như không cấp cứu kịp thời.

Khi người cần phải lao động hoặc di chuyển quá lâu dưới thời tiết nắng nóng và đặc biệt vào buổi trưa trong khoảng từ 11h – 14h. Lúc này sẽ có rất nhiều tia nắng mặt trời gay gắt sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy liên tục làm cho cơ thể bị chấn động, thân nhiệt của bạn bị rối loạn và kèm theo đó bạn bị mất nước sẽ dẫn đến tình trạng cảm nắng nhanh hơn.

Benh-cam-nang-do-hoat-dong-moi-truong-nong-qua-lau
Bệnh cảm nắng do hoạt động môi trường nóng quá lâu

Xem ngay: Sốt xuất huyết và sốt siêu vi để biết được các dạng biểu hiện

Ngoài ra còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc tình trạng say nắng như:

  • Người thường xuyên tập luyện hoặc lao động dưới môi trường nắng nóng.
  • Điều hòa hoặc thiết bị thông khí không có trong nơi làm việc.
  • Trang phục mặc quá dày và bí, không thấm mồ hôi.
  • Không có sự thích nghi khi thay đổi môi trường khí hậu.
  • Người đang trong quá trình mắc các bệnh lý như: bỏng rộng, rối loạn nội tiết, sốt.
  • Tuổi cao hoặc tuổi nhỏ hay cân nặng vượt mức cho phép.

 Dấu hiệu nhận biết khi bị cảm nắng

Tình trạng tăng thân nhiệt, nhiệt độ cơ thể sẽ khoảng 41 độ C là một đặc điểm chung nhất của những người bị say nắng. Cụ thể khi bị cảm nắng người bệnh sẽ có các dấu hiệu như:

  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
  • Vã nhiều mồ hôi.
  • Mắc triệu chứng tuần hoàn nhanh như mạch nhanh, tăng thông khí, tăng huyết áp, giảm huyết áp tâm trương.
  • Bề mặt da đỏ.
  • Triệu chứng sốt cao.
  • Nhịp thở gấp gáp, thở nhanh.
  • Cơ thể mệt mỏi, mắt yếu lờ đờ, thị lực suy giảm.
  • Cơ bắp mệt mỏi, cơ chuột rút hoặc yếu.
  • Đặc biệt hơn có thể có các triệu chứng đột quỵ xuất hiện.

Khi bị say nắng cơ thể sẽ bị mất nước và nếu trường hợp không bù đủ lượng nước kịp thời sẽ dẫn đến các hệ quả như: rối loạn điện giải, giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch và có thể dẫn tới tử vong.

Cách chữa cảm nắng nhanh nhất, hiệu quả nhất

Nếu gặp các tình trạng này thì bạn cần xử lý kịp thời hoặc đưa tới các cơ sở y tế ngay lập tức. Một số cách để chữa say nắng cho người bệnh như:

  • Làm mát cơ thể và hỗ trợ của cơ quan.
  • Hãy cởi bỏ bớt quần áo trên người nạn nhân và nhanh chóng đưa ra khỏi môi trường nóng.
  • Nếu thấy người bị say nắng gặp vấn đề trong việc thở thì nên dùng các biện pháp để hỗ trợ đường thở.
  • Áp nước ấm lên cơ thể người bệnh sau đó tiếp tục dùng quạt để làm tăng quá trình bốc hơi.
  • Tiếp theo xoa bóp các huyệt: khúc trì, đại lăng, thái uyên. Nếu bị ngất lịm, bấm thêm huyệt thiếu trạch, trung xung.
  • Áp gói nước lạnh lên người bị say nắng ở những vùng nách, cổ bẹn.
  • Khi di chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế cần đi bằng xe điều hòa. Hoặc khi thấy người bệnh có các triệu chứng hôn mê, không uống được nước, thân nhiệt tăng cao cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được nhanh chóng xử lý.

Ngoài ra sẽ có một số bài thuốc dân gian giúp điều trị say nắng trong mùa hè như:

Dùng rau má để chữa say nắng

Su-dung-rau-ma-de-chua-benh
Sử dụng rau má để chữa bệnh

Rau má là loại cây thân thảo, mọc bò ở khắp nơi, nhất là những chỗ ẩm mát. Rau má có rất nhiều tác dụng như điều trị mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, chữa lành  vết thường, viêm loét dạ dày, hen suyễn, chữa say nắng…

Nếu như bị say nắng hoặc trong người có cảm giác mệt thì uống luôn nước rau má cho cơ thể được giải nhiệt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rau má tươi, ngâm muối để loại bỏ các chất độc hại bám trên bề mặt lá.
  • Đem giã lấy nước uống và thêm vào đó vài hạt muối.
  • Lọc lấy phần nước để uống còn bã thì dùng đắp lên thái dương và gan bàn chân hiệu quả.

Trên đây là nguyên nhân bệnh cảm nắng và cách điều trị hiệu quả. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin.