Sốt siêu vi là gì? Triệu chứng nhận biết như thế nào?

Sốt siêu vi là gì? Triệu chứng nhận biết như thế nào?

Rate this post

Sốt siêu vi là bệnh khá phổ biến ở trẻ em và người già do hệ miễn dịch suy giảm. Vậy sốt siêu vi là gì? Triệu chứng ra sao và bệnh lây qua đường nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Sốt siêu vi là gì?

Sốt siêu vi hay còn được gọi với tên khác là sốt virus, chính là tình trạng sốt do nhiễm phải các loại virus (siêu vi trùng) khác nhau. Đây là một loại bệnh cấp tính, thường gặp ở trẻ em và người lớn tuổi do hệ miễn dịch yếu.

Virus có cấu trúc đơn giản và kích thước nhỏ hơn vi khuẩn rất nhiều. Virus không thể sống được lâu ở môi trường bên ngoài, chúng phải xâm nhập vào cơ thể của con người hay động vật, sử dụng các nguyên liệu của ký chủ để phát triển, sinh sản và gây bệnh.

Có rất nhiều loại virus là nguyên nhân gây ra tình trạng sốt siêu vi, trong đó điển hình nhất là virus Rhinovirus, Adenovirus, Coronavirus, Enterovirus, Virus cúm,… tùy theo loại virus bị nhiễm mà gây ra các bệnh khác nhau. Tuy nhiên, có nhiều loại virus khác nhau nhưng lại có thể gây ra những triệu chứng bệnh giống nhau.

Sot-sieu-vi-la-gi
Sốt siêu vi là gì

Xem thêm: Bệnh cảm nắng là gì?

Sốt siêu vi thường gặp vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh. Bệnh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày và thường tự khỏi, khi được điều trị tích cực bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên, mọi người cũng không nên chủ quan, bởi vì một số trường hợp bệnh diễn biến nhanh, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng sốt siêu vi

Vì các triệu chứng sốt siêu vi thường giống với các bệnh thông thường và nghiêm trọng khác nên biết rõ về các triệu chứng có thể giúp bạn phân biệt giữa bệnh sốt siêu vi và sốt xuất huyết, cũng như các bệnh khác. Dấu hiệu quan trọng nhất bạn nên chú ý tới là sốt rất cao kèm các triệu chứng sau:

  • Xảy ra cùng một khoảng thời gian đều đặn
  • Đi kèm với ớn lạnh
  • Sốt không giảm bớt dù có dùng thuốc
  • Sốt kéo dài trong thời gian dài.

Các dấu hiệu sốt siêu vi khác là đau nghiêm trọng quanh khớp, nôn mửa, sưng mặt và phát ban. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Sốt không phải là bệnh mà là một triệu chứng của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, trong trường hợp này là nhiễm virus. Nhiễm virus có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, ruột, phổi, hệ hô hấp… Sốt sẽ xuất hiện do nhiễm trùng. Sốt cao thường là một dấu hiệu khi hệ thống miễn dịch của cơ thể, chống lại các virus xâm nhập và tiêu diệt chúng.

Sốt siêu vi có lây không?

Sot-sieu-vi-o-tre-em-co-nguy-hiem-khong
Sốt siêu vi ở trẻ em có nguy hiểm không

Xem thêm: Sốt siêu vi ở người lớn dài mấy ngày?

Bệnh sốt siêu vi có thể lây từ người sang người. Chính vì vậy, khi người lớn bị bệnh, không nên tiếp xúc với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Còn khi trẻ nhỏ bị sốt, cần cho bé nghỉ học và không đến những nơi đông người để không làm lây lan bệnh cho người khác.

Bệnh sốt siêu vi chủ yếu lây qua đường hô hấp và đường tiêu hóa, thông qua các hoạt động như giao tiếp, ăn uống, tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hay dịch mũi của bệnh nhân. Đa phần virus lây truyền qua dịch tiết được bắn ra khi nói chuyện, hắt hơi, ho, sổ mũi. Cũng chính vì vậy mà virus có thể lây lan và bùng phát thành dịch một cách nhanh chóng.

Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền gián tiếp qua các vật dụng ở nơi công cộng như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, hay cầm nắm đồ chơi đối với trẻ em. Những vật dụng này có thể dính dịch tiết có chứa virus gây bệnh, khi chúng ta vô tình chạm phải sẽ bị lây bệnh.

Có một số ít virus lây truyền qua đường máu thông qua việc tiêm chích, truyền máu, quan hệ tình dục hay từ mẹ truyền cho con trong lúc sinh.

Bất kỳ ai khi có biểu hiện sốt siêu vi đặc biệt là trẻ nhỏ cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Với những trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ có thể cho điều trị và theo dõi tại nhà, không nhất định phải nằm viện.