Cúm A là bệnh có thể gây lây lan nhanh chóng gây đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các cách điều trị cúm A tại nhà hiệu quả. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Các cách điều trị cúm A tại nhà
Cúm A là một loại cúm mùa có nhiều biểu hiện giống với các loại cảm cúm thông thường. Bệnh thường xuất hiện trong các đợt cúm mùa và gây ra đại dịch vì virus cúm A sẽ thường xuyên thay đổi và phân nhóm tạo thành chủng mới từ cúm mùa này sang cúm mùa khác.
Những dấu hiệu nhận biết của cúm A như chảy mũi, ho, đau đầu, sốt, cơ thể mệt mỏi, đau họng, đau nhức cơ thể. Hầu hết các trường hợp cúm A có thể tự khỏi sau khi sử dụng thuốc theo đúng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa bằng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống…
Một số các cách điều trị cúm A tại nhà hiệu quả như:
Uống thuốc điều trị cúm A
Để tránh tình trạng bệnh cúm A diễn biến xấu đi, đồng thời giảm nhanh các triệu chứng cúm gây khó chịu cho sức khỏe người bệnh bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc chữa cúm A tại nhà.
Các loại thuốc trị cảm sẽ có tác dụng trong điều trị những triệu chứng cảm cúm như ho, sốt, đau nhức, đau cổ họng, đau đầu, cơ thể mệt mỏi…
Có những loại thuốc dùng điều trị cúm A tại nhà như: Aspirin, Paracetamol, Ibuprofen, Phenylephrine, Natribenzoat, Diphenhydramine,Codein, Ambroxol, Fexofenadine, Loratadine.
Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi
Khi mắc cúm A người bệnh cần dành nhiều thời gian trong việc nghỉ ngơi, hạn chế tối đa số lượng công việc nặng nhọc và thường xuyên phải đi ra ngoài.
Trường hợp cơ thể không quá mệt mỏi có thể tập luyện các bài tập thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Ngoài ra không nên thức khuya trong thời gian bị cúm mà hãy ngủ đủ giấc để hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn ít nhất là đến khi cơ thể khỏe mạnh trở lại.
Tạo môi trường độ ẩm xung quanh
Trong không khí khô virus sẽ tồn tại lâu hơn nên vào mùa lạnh, nhiệt độ ngoài trời làm giảm độ ẩm không khí sẽ khiến virus lây lan nhanh chóng hơn.
Tốt nhất nên tạo độ ẩm ở nơi làm việc, trong phòng ngủ để giảm virus hiệu quả, đồng thời không khí ẩm còn giúp cho người bệnh giảm thiểu các triệu chứng đau họng, nghẹt mũi… Hoặc có thể sử dụng vòi hoa sen nước nóng và ngồi trong đó hít thở vài phút.
Xông hơi
Sử dụng nồi nước đun sôi để xông mũi cũng là một cách để cho đường thở thông thoáng hơn.
Để xông hơi đun sôi nước mang đến nơi thoáng mát và chiếc khăn trùm đầu ngả người về trước để hơi nước bốc lên mặt. Sau đó ngồi yên và hít thở sâu trong vòng 30 giây. Đến khi nước xông hơi mặt nguội có thể dùng tắm nhanh.
Một số các loại lá tre sử dụng nguyên liệu để xông như lá sả, lá bưởi, lá tía tô, ngải cứu, hương nhu, bạc hà… Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị sau đó cho vào nồi đun cùng với nước khoảng 10 phút sau đó thực hiện xông. Nên chú ý xông với mức độ nóng vừa phải để không bị bỏng.
Súc miệng, vệ sinh mũi với nước muối
Nước muối sẽ có tác dụng diệt khuẩn và sát trùng cao giúp loại bỏ chất nhầy tích tụ ở cổ họng.
Các triệu chứng đau họng, rát cổ, viêm nhiễm ở cổ họng sẽ được cải thiện nếu được kiên trì miệng nước muối trong nhiều ngày.
Bôi tinh dầu
Có rất nhiều loại tinh dầu sẽ giúp chống lại các loại virus, vi khuẩn nhằm chữa trị điều trị bệnh cúm tại nhà.
Đã có nghiên cứu trong tinh dầu trà có các tinh chất giúp bạn chống lại virus cúm hoặc hạn chế tốc độ ngăn chặn sự nhân lên của virus.
Nhiều cách để dùng tinh dầu trà như dùng để xông, bôi vào mũi, ngực hoăc trộn vào xà phòng rửa tay dạng lỏng…
Có rất nhiều loại tinh dầu khác nhau từ dầu thực vật, thảo dược và hoạt động giống như thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus cụ thể như: Dầu bạc hà, dầu phong lữ, dầu chanh, dầu cỏ xạ hương, dầu oregano, dầu chanh, dầu bạch đàn…
Những loại tinh dầu sẽ rất phù hợp để dùng cho nhóm đối tượng là trẻ em, phụ nữ mang thai.
Uống nhiều nước
Khi bị cúm cơ thể người bệnh thường xuyên bị mất nước do những triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy.
Chính vì vậy để cung cấp đủ nước cho cơ thể và nước lọc, nước trái cây, nước điện giải hoặc trà thảo mộc. Tuy nhiên tránh uống rượu bia, đồ uống có cồn, cafe.
Nếu khi uống nước sẽ cảm thấy buồn nôn người bệnh nên uống từng ngụm nhỏ.
Ăn thức ăn dạng lỏng và ấm
Bị cúm cơ thể sẽ thường xuyên chán ăn nên hãy ăn những món dễ tiêu hóa các món canh thịt, cháo, súp…
Những món ăn canh sẽ dễ tiêu hóa hơn và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, bổ sung nước nhằm làm dịu đau họng, nghẹt mũi.
Bổ sung những thực phẩm giàu kẽm
Các thực phẩm giàu kẽm sẽ có tác dụng trong việc rút ngắn thời gian điều trị cúm A. Nhiều thực phẩm chứa kẽm như:
Các loại thịt có chứa nhiều kẽm: thịt bò, thịt lợn, thịt cừu.
Các động vật có vỏ chứa nhiều kẽm sẽ ít calo như đậu lăng, đậu xanh.
Trứng cũng là một trong những loại thực phẩm có chứa kẽm và các vitamin, khoáng chất như Vitamin B, choline…
>> Xem thêm:
Chia nhỏ bữa ăn
Người mắc tình trạng cúm A nên chia nhỏ bữa ăn từ 4 – 5 bữa/ngày để hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng và đạt hiệu quả. Thức ăn có vị cay người bị cúm nếu không kèm theo triệu chứng đau họng hay không gặp các vấn đề về dạ dày phù hợp để sử dụng.
Không sử dụng nước uống có ga hay bia, rượu và các chất kích thích.
Có rất nhiều cách khác nhau để cải thiện những triệu chứng khi bị cúm A tuy nhiên nếu nhận thấy các triệu chứng nghiêm trọng như đau tức ngực, đau bụng, chóng mặt, không tỉnh táo, nôn mửa, ho sốt… người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị có hiệu quả nhất.
Trên đây là những hướng dẫn về cách điều trị cúm A tại nhà, hy vọng từ đó bạn đọc lựa chọn được cách cải thiện nhanh chóng tình trạng các triệu chứng của bệnh cảm cúm gây ra, rút ngắn thời gian trị bệnh.