Xét nghiệm sốt xuất huyết tại nhà cần lưu ý những chỉ số gì?

Xét nghiệm sốt xuất huyết tại nhà cần lưu ý những chỉ số gì?

Rate this post

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Khi có dấu hiệu mắc bệnh, bệnh nhân cần đi khám để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp mệt mỏi khi phải đến bệnh viện hoặc gặp khó khăn khi đi lại thì có thể sử dụng dịch vụ xét nghiệm tại nhà. Vậy xét nghiệm sốt xuất huyết tại nhà cần lưu ý những chỉ số gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết phía dưới nhé!

Các loại xét nghiệm cần thực hiện để phát hiện sốt xuất huyết

Hiện nay, các xét nghiệm cơ bản thường để chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết do Virus Dengue gây ra. Virus truyền từ người bệnh sang người lành thông qua trung gian muỗi vằn Aedes aegypti. Xét nghiệm sẽ giúp bạn biết chắc mình có mắc bệnh sốt xuất huyết hay không để có hướng điều trị phù hợp.

Các loại xét nghiệm cần thực hiện để phát hiện sốt xuất huyết
Các loại xét nghiệm cần thực hiện để phát hiện sốt xuất huyết

Đọc thêm về: sốt xuất huyết uống thuốc gì

Xét nghiệm sốt xuất huyết sẽ bao gồm cả xét nghiệm kháng nguyên và xét nghiệm kháng thể. Phía dưới đây là các xét nghiệm nhằm xác định bệnh nhân có nhiễm Virus Dengue hay không.

  • Xét nghiệm test nhanh tìm kháng nguyên NS1 trong 5 ngày đầu của bệnh.
  • Xét nghiệm kháng thể IgM xuất hiện từ ngày thứ 4-5 sau sốt.
  • Xét nghiệm kháng thể IgG xuất hiện 10 – 14 ngày sau khi bị nhiễm bệnh (đối với người mắc bệnh lần đầu) hoặc 1 -2 ngày sau khi nhiễm (đối với người đã từng mắc bệnh)

Bên cạnh đó, khi đã xác định bị mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân sẽ cần thực hiện các xét nghiệm như: tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm Albumin, xét nghiệm điện giải đồ,… để theo dõi diễn biến bệnh tình.

Xét nghiệm sốt xuất huyết tại nhà cần lưu ý những chỉ số gì?

Khi có các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân cần làm xét nghiệm máu để tìm virus dengue trong máu. Có 3 chỉ số xét nghiệm sốt xuất huyết tương ứng với ba loại xét nghiệm huyết thanh để chẩn đoán căn nguyên như sau:

Xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1

Xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1
Xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1

Xem thêm: 4 nguyên nhân khiến sốt xuất huyết xảy ra

Xét nghiệm này được chỉ định thực hiện từ ngày đầu tiên đến ngày thứ 5 của bệnh.

Nếu bệnh nhân mắc bệnh đã hơn 3 ngày (từ cuối ngày thứ 3 trở đi), mặc dù thật sự bị sốt xuất huyết, nhưng kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết NS1 có thể âm tính.

Nguyên nhân dẫn đến việc này là vì xét nghiệm này dựa trên cơ chế xác định kháng nguyên của virus. Giai đoạn bệnh từ ngày thứ 4, nồng độ kháng nguyên virus trong máu đã giảm xuống thấp nên đôi khi chỉ số xét nghiệm sẽ âm tính.

Xét nghiệm kháng thể IgM

Kháng thể IgM xuất hiện từ ngày thứ 4-5 sau sốt. Xét nghiệm IgM giúp xác định sự có mặt của kháng thể chống lại virus Dengue trong giai đoạn cấp tính của bệnh. Tuy vậy, tùy thuộc mức độ sinh kháng thể của từng bệnh nhân mà kết quả xét nghiệm này có dương tính hay không.

Xét nghiệm kháng thể IgG

Xét nghiệm kháng thể IgG
Xét nghiệm kháng thể IgG
  • Ở lần đầu bị nhiễm Dengue: IgG xuất hiện vào ngày thứ 10-14 và có thể tồn tại nhiều năm sau đó.
  • Ở những lần sau (nghĩa là trước đó đã từng bị Dengue), IgG đã sẵn có trong máu và tăng lên trong 1-2 ngày
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (xét nghiệm công thức máu ngoại vi)
  • Là 1 trong những xét nghiệm quan trọng để hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi diễn biến và tiên lượng bệnh.
  • Nếu thấy số lượng tiểu cầu (PLT) giảm thấp, hematocrit (HCT) tăng cao thì rất có thể đó là dấu hiệu bệnh đang diễn biến nặng, cần can thiệp càng sớm càng tốt.

Bên cạnh đó, tùy theo tình hình thể trang bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm để bổ sung chẩn đoán như:

  • Xét nghiệm CRP: nhằm đánh giá tình trạng viêm nhiễm, giúp chẩn đoán phân biệt nguyên nhân gây ra sốt và đánh giá hiện tượng bội nhiễm do sốt xuất huyết;
  • Xét nghiệm Albumin để đánh giá tình trạng thoát huyết tương có thể xảy ra đối với sốt xuất huyết Dengue, giúp nhận biết sớm và theo dõi khi bệnh nhân nếu có tình trạng tăng tính thấm thành mạch;
  • Xét nghiệm men gan (bao gồm AST, ALT, GGT): nhằm kiểm tra chức năng gan, đánh giá tổn thương và phát hiện biến chứng của sốt xuất huyết;
  • Xét nghiệm điện giải đồ (bao gồm Na+, K+, Cl-): để đánh giá tình trạng rối loạn điện giải;
  • Xét nghiệm chức năng thận (gồm các chỉ số như Ure, Creatinine,..): để thăm dò chức năng thận và tình trạng tổn thương thận sớm do biến chứng của bệnh sốt xuất huyết;

Hy vọng qua bài viết bạn đã nắm lời giải đáp cho câu hỏi: xét nghiệm sốt xuất huyết tại nhà cần lưu ý những chỉ số gì? Để tránh tình trạng chờ đợi lâu, di chuyển xa và được thăm khám ngay, bạn hãy lựa chọn dịch vụ xét nghiệm sốt xuất huyết tại nhà nhé! Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!