Tìm hiểu sốt xuất huyết uống thuốc gì và không nên uống thuốc gì?

Tìm hiểu sốt xuất huyết uống thuốc gì và không nên uống thuốc gì?

Rate this post

Sốt xuất huyết là bệnh khá phổ biến ở các nước nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Vậy khi bị sốt xuất huyết uống thuốc gì là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Để có câu trả lời bạn đọc hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh do nhiễm vi-rút Dengue từ muỗi vằn truyền sang. Bệnh sẽ có triệu chứng rõ rệt sau 4 – 7 ngày sau khi bị muỗi nhiễm vi-rút cắn và kéo dài từ 5 – 7 ngày.

Mỗi người sẽ có triệu chứng bệnh sốt xuất huyết khác nhau; tuy nhiên triệu chứng thường gặp nhất là sốt, đau đầu, nổi mẩn đỏ, đau sau hốc mắt, đau nhức cơ khớp, … Đối với những trường hợp bệnh nặng hơn có thể bị đau bụng dữ dội, nôn ra máu, chảy máu mũi hoặc co giật… nguy hiểm đến tính mạng.

Do vậy nếu gặp phải các triệu chứng trên, người bệnh cần phải đến ngay các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Sốt xuất huyết uống thuốc gì và không nên uống thuốc gì?

Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt Paracetamol

Sot-xuat-huyet-ha-sot-bang-thuoc-gi
sốt xuất huyết hạ sốt bằng thuốc gì

Xem thêm: Sốt xuất huyết kiêng gì để mau khỏi bệnh

Sốt xuất huyết uống thuốc hạ sốt gì? Uống Paracetamol có được không? Paracetamol là loại thuốc không kê đơn, được bày bán rộng rãi ở hầu hết các nhà thuốc, quầy thuốc Tây bởi nó có tác dụng giảm đau, hạ sốt nhanh chóng.

Tuy nhiên cần phải sử dụng thuốc đúng liều dùng, tránh lạm dụng tác dụng của thuốc, bởi nó nếu quá liều sẽ gây ngộ độc, suy giảm chức năng gan. Thời gian dùng thuốc sẽ từ 4 – 6 giờ mới được dùng liều tiếp theo, tuyệt đối không được sử dụng thuốc với khoảng cách ngắn hơn hay tự ý tăng liều tăng liều dùng.

Uống oresol bù chất điện giải.

Khi bị sốt xuất huyết cơ thể người bệnh rất nhạy cảm, dễ bị sốc phản vệ. Nếu sốt xuất huyết ở độ I đầu độ II thì cần ưu tiên bù dịch bằng đường uống oresol.

Không được dùng aspirin

Khi bị sốt xuất huyết người bệnh sẽ có biểu hiện chảy máu, mà Aspirin ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu nên làm cho việc chảy máu không cầm được, vì vậy bệnh sẽ trầm trọng thêm. Do đó khi bị sốt xuất huyết không được dùng aspirin cho cả người lớn và trẻ em.

Đặc biệt đối với trẻ em, dùng aspirin còn thúc đẩy gây hội chứng Reye phù não và suy gan nhiễm mỡ với tỷ lệ tử vong khoảng 30-50%, nếu sống sót cũng để lại di chứng tổn thương não vĩnh viễn. Ngoài ra nó còn làm tăng độ acid, gây bỏng rát viêm đường tiêu hóa, nặng hơn có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa.

Không nên uống kháng sinh

Sot-xuat-huyet-uong-khang-sinh-se-lam-tang-cho-nong-do-khang-sinh-trong-mau
Sốt xuất huyết uống kháng sinh sẽ làm tăng cho nồng độ kháng sinh trong máu

Xem ngay: Sốt xuất huyết có lây không để hiểu đúng hơn về bệnh

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh không nên dùng kháng sinh. Bởi kháng sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kháng thể tiêu diệt virus bằng cách thực bào nhưng lại làm cho virus phát triển cho nên dùng kháng sinh không có ý nghĩa. Hơn nữa khi bị sốt xuất huyết, máu dễ bị cô đặc, nếu dùng nhiều kháng sinh sẽ làm cho nồng độ kháng sinh máu cao, dễ gây tình trạng tai biến.

Không dùng kháng viêm không steroid

Steroid tuy không làm ngưng tập kết tiểu cầu mạnh như aspirin nhưng nó cũng làm cho việc chảy máu trong sốt xuất huyết không cầm được. Hiện nay trên thị trường có các loại thuốc bán không cần đơn, trong thành phần thường có chứa kháng viêm không steroid. Ví dụ như alaxan chứa  kháng viêm không steroid (ibuprofen). Do đó, người bệnh cần lưu ý kỹ trước khi mua thuốc, nếu không chắc chắn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Như vậy qua bài viết này các bạn đã biết được sốt xuất huyết uống thuốc gì và không nên uống thuốc gì rồi chứ. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn bổ sung thêm kiến thức về điều trị bệnh sốt xuất huyết cho những người thân yêu.