Bà bầu bị cúm A phải làm sao để hạn chế ảnh hưởng tới thai nhi?

Bà bầu bị cúm A phải làm sao để hạn chế ảnh hưởng tới thai nhi?

Rate this post

Người trên 65 tuổi, trẻ em dưới 2 tuổi và nhóm phụ nữ đang mang thai là đối tượng có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nghiêm trọng của cúm A. Nếu bà bầu bị cúm A phải làm sao để hạn chế ảnh hưởng đến thai?.

Lý do nhóm người trên dễ bị mắc cúm A vì họ đều là người có miễn dịch suy giảm, cơ thể yếu nên khi tiếp xúc với người bị cúm A sẽ dễ mắc phải. Người cao tuổi trên 65 tuổi có nguy cơ cao bị biến chứng liên quan đến cúm vì miễn dịch suy yếu theo tuổi tác, hàng năm người lớn tuổi đều chiếm đa số các ca tử vong và hơn 50% nhập viện vì cúm.

Cúm A là chủng cúm có khả năng lây nhiễm nhanh, có thể trở thành dịch. Ở phụ nữ đang mang thai cúm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên cần có biện pháp phòng bệnh cúm A cho các đối tượng này. Vì vậy, mẹ bầu cần bị cúm cần có biện pháp phòng tránh cũng như xử lý nhanh khi xuất hiện các triệu chứng của cảm cúm.

ba-bau-bi-cum-a (2)
Mắc cúm A trong thời kì mang thai rất nguy hiểm cho phụ nữ

Xem thêm: Cúm A và cúm B là gì? Triệu chứng có gì khác nhau?

Cúm A ở phụ nữ mang thai sẽ gặp nguy cơ gì?

Cảm cúm ở bà bầu là nhóm bệnh lý do nhiễm virus cúm xâm nhập vào cơ thể mẹ qua miệng hoặc mũi. Virus cúm có thể dẫn đến những dị tật bẩm sinh ở thai nhi (nhất là khi mẹ bị cúm trong vòng 13 tuần đầu của thai kỳ). Và một số dị tất khác như hở hàm ếch, tim bẩm sinh, một số khiếm khuyết trên cơ thể. Ngoài ra virus cúm cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.

Thai phụ bị cúm A sẽ gây ra những tác động xấu đến não bộ của thai nhi vì sự gia tăng thân nhiệt của mẹ khi bị bệnh, nhiệt độ ở mức từ 39 độ C. Thuốc trị bệnh cúm cũng tác động xấu đến hệ thần kinh trung ương của bào thai.

Ở phụ nữ mang thai, khi mắc cúm thường nặng hơn và thời gian ốm lâu hơn người bình thường. Bệnh cúm tiến triển nặng có thể gây viêm phổi cho thai phụ vì họ có nhu cầu oxy lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi.

Ngoài ra, một vài mẹ bầu có thể gặp các biến chứng như bị viêm phổi, suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn. Tuy nhiên bệnh cúm có nhiều thể gây bệnh khác nhau bà không phải bà bầu nào cũng bị cúm ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu không có dấu hiệu trở nặng thì cúm A ở mẹ bầu sẽ thuyên giảm sau 6-7 ngày.

ba-bau-bi-cum-a (1)
Mắc cúm A khi mang thai có thể gây nhiều biến chứng đối với thai nhi

Xem thêm: Cúm A là bệnh gì? Những đối tượng dễ mắc cúm A

Khi có dấu hiệu cúm thì nên đi khám ngay vì đã có những nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thai phụ tử vong do cúm A nhiều hơn so với đối tượng khác. Nếu mẹ bầu bị cúm A nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng tới thai nhi.

Cúm A rất dễ lây lan từ người sang người thông qua các giọt bắn hoặc qua giao tiếp. Virus có thể lây nhiễm từ 1 ngày trước khi phát bệnh cho tới 1 tuần sau đó. Cách tốt nhất để tránh những ảnh hưởng từ cúm A, trong thời gian mang thai mẹ nên chú ý giữ gìn sức khỏe để tới bệnh viện trong thời gian sớm nhất để được thăm khám.

Biểu hiện bệnh cúm A ở bà bầu

Bà bầu bị cúm A sẽ gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Khi mắc cúm A thường có những biểu hiện như sốt, cơn sốt thường kéo dài và sốt cao từ 38.5 độ C trở lên
  • Đau người và nhức mỏi toàn thân đặc biệt ở vị trí chân và tay
  • Ho khan, đau rát cổ họng, họng đỏ
  • Chán ăn, ăn không ngon
  • Nghẹt mũi, mũi chảy nước mũi
  • Người thỉnh thoảng có thể ớn lạnh
  • Mệt mỏi

Bà bầu bị cúm A phải làm sao? Phương pháp phòng tránh cúm A cho bà bầu

  • Các bà bầu cần chú ý tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm và gia cầm tươi sống, là tránh xa các khu vực bị ô nhiễm.
  • Mẹ nên uống nhiều nước ấm, nên ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
  • Ngày 2 lần nên súc miệng bằng nước muối để loại bỏ virus
  • Nên hạn chế ra ngoài trời khi mưa nắng thất thường, nên đặt máy xông tinh dầu để tạo cảm giác dễ chịu