Trong tháng 1 năm 2025, Hà Nội ghi nhận 820 ca mắc cúm A, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý nhiều bệnh nhân là trẻ nhỏ do thời tiết lạnh ảnh hưởng đến sức đề kháng. Dưới đây là những khuyến cáo phòng ngừa trước tình hình dịch cúm A Hà Nội.
Biến chứng của cúm A tại Hà Nội
Tại Hà Nội, tình hình dịch cúm A đầu năm 2025 diễn biến phức tạp với số ca mắc không ngừng gia tăng kéo theo nguy cơ biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt ở trẻ em và những người có bệnh lý nền. Bệnh cúm A có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ nhỏ, đã bị viêm phổi sau khi nhiễm cúm A. Một số trường hợp nghiêm trọng ghi nhận tình trạng nhiễm khuẩn huyết và suy đa tạng, nhất là ở trẻ nhỏ bị bội nhiễm vi khuẩn nguy hiểm. Cúm A có thể gây viêm não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đối tượng dễ gặp biến chứng khi mắc cúm A:
- Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh và có nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm.
- Người cao tuổi (trên 65 tuổi): Sức đề kháng suy giảm theo tuổi tác làm tăng nguy cơ biến chứng khi mắc cúm A.
- Những người mắc bệnh mạn tính như tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xơ gan và các bệnh lý mạn tính khác có nguy cơ cao gặp biến chứng nghiêm trọng khi nhiễm cúm A.
- Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc cúm A và gặp biến chứng nghiêm trọng hơn so với người bình thường do những thay đổi về sinh lý và hệ miễn dịch trong thai kỳ. Khi bị nhiễm cúm, bà bầu có thể ảnh hưởng đến thai nhi, làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non hoặc thai nhi chậm phát triển.

Xem thêm: Dịch vụ và giá cả xét nghiệm cúm A Medlatec
Các biện pháp phòng ngừa trước tình hình dịch cúm A Hà Nội
Trước tình hình dịch cúm A tại Hà Nội đang có xu hướng gia tăng, Bộ Y tế và các chuyên gia khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa dưới đây để bảo vệ sức khỏe:
Tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm
Tiêm vắc-xin cúm mùa hàng năm là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như hạn chế các biến chứng nghiêm trọng do virus cúm gây ra. Tiêm phòng còn góp phần làm giảm sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng, đặc biệt đối với nhóm đối tượng như trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và những người có bệnh lý nền.
Giữ vệ sinh cá nhân
Giữ vệ sinh cá nhân là một trong những biện pháp quan trọng giúp phòng ngừa cúm A hiệu quả. Mọi người nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với bề mặt công cộng. Khi ho hoặc hắt hơi, cần che miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay áo để hạn chế phát tán virus. Ngoài ra, việc đeo khẩu trang khi ra ngoài, giữ khoảng cách an toàn với người có triệu chứng cúm và thường xuyên vệ sinh không gian sống cũng góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm. Thực hiện tốt những thói quen này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.
Hạn chế tiếp xúc gần với người mắc cúm
Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cúm A, cần tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh hoặc có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm virus. Nếu bản thân có triệu chứng cúm nên hạn chế ra ngoài, nghỉ ngơi đầy đủ và theo dõi tình trạng sức khỏe để tránh lây lan cho những người xung quanh. Bên cạnh đó, việc giữ vệ sinh cá nhân cũng rất quan trọng, không nên dùng chung vật dụng như cốc, thìa, khăn mặt nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus trong cộng đồng.

Tăng cường sức đề kháng
Để tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc cúm A cần duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung đầy đủ vitamin C và uống đủ nước mỗi ngày để nâng cao hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại virus tốt hơn.
Kiểm tra sức khỏe kịp thời