Có thể mắc sốt xuất huyết lần 2 không? Làm gì khi bị sốt xuất huyết tái nhiễm?

Có thể mắc sốt xuất huyết lần 2 không? Làm gì khi bị sốt xuất huyết tái nhiễm?

Rate this post

Có thể mắc sốt xuất huyết lần 2 không? Làm gì khi bị sốt xuất huyết tái nhiễm? Đây là những câu hỏi rất phổ biến và hầu như các bệnh nhân đều rất quan tâm, đặc biệt là những người đã từng bị nhiễm sốt xuất huyết ít nhất một lần. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ chế lây nhiễm và khả năng tái mắc sốt xuất huyết như thế nào nhé!

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Virus này thuộc chi Flavivirus và có 4 chủng khác nhau được ký hiệu lần lượt là D1, D2, D3, D4.

Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Tìm hiểu về: xét nghiệm sốt xuất huyết tại nhà

Bệnh chủ yếu xuất hiện ở những vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó bao gồm có Việt Nam. Ở nước ta, bệnh rất phổ biến và thường xảy ra nhiều nhất vào mùa mưa.

Đối tượng mắc sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây nên loài muỗi vằn Aedes Aegypti là vật trung gian truyền bệnh. Muỗi cái sẽ hút máu người mang virus gây bệnh rồi sau đó truyền vào người lành không mang bệnh qua vết cắn bằng nước bọt. Lúc này, virus sẽ được truyền cho người lành khiến cho người lành phát bệnh. Thậm chí một con muỗi có thể lây bệnh cho rất nhiều người cùng lúc qua những vết đốt của nó.

Đối với những bệnh nhân mắc chứng béo phì hay các bệnh lý nền khác thì sẽ gặp biến chứng nặng hơn khi bị mắc sốt xuất huyết. Loại virus này gây xuất huyết trong các cơ quan nội tạng cơ thể nên nếu các bộ phận vốn đã bị tàn phá và suy yếu bởi những căn bệnh khác thì biến chứng trong khi mắc sốt xuất huyết và di chứng sau khi khỏi bệnh sẽ rất cao.

Có thể mắc sốt xuất huyết lần 2 không?

Tất cả các loại virus Dengue từ D1 đến D4 đều có khả năng gây bệnh. Do đó, người mắc sốt xuất huyết rồi vẫn có khả năng bị lại làn 2, lần 3,… Đặc biệt, các lần mắc sau bệnh sẽ nặng hơn so với lần mắc trước, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Có thể mắc sốt xuất huyết lần 2 không?
Có thể mắc sốt xuất huyết lần 2 không?

Đọc thêm: 4 nguyên nhân khiến sốt xuất huyết xảy ra

 

Nguyên nhân gây ra điều đó là vì nếu mắc sốt xuất huyết lần 2, thủ phạm gây bệnh thường là do một loại virus khác với loại trước đó gây ra. Chính vì thế, trong cơ thể người bệnh sẽ tồn tại 2 kháng thể của 2 loại khác nhau khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, làm tăng xuất huyết thành mạch, gây phản ứng, tăng cô đặc máu, trụy mạch, choáng,…

Sốt xuất huyết bị mấy lần?

Các nghiên cứu cho thấy rằng mỗi người có thể bị sốt xuất huyết tối đa 4 lần trong đời tương ứng với 4 loại virus Dengue khác nhau.

Các nhà khoa học cho biết, người bị nhiễm một loại virus sẽ tạo miễn dịch trọn đời với loại đó nhưng không có miễn dịch chéo với các loại còn lại. Do đó, nếu một người từng mắc bệnh thì không chỉ có thể bị sốt xuất huyết lần 2 mà còn có khả năng tái phát lần 3, thậm chí là lần 4. Tuy vậy, trường hợp tái phát lần 4 rất hiếm khi xảy ra.

Làm gì khi bị sốt xuất huyết tái nhiễm?

Việc chẩn đoán sốt xuất huyết tái nhiễm sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng kết hợp với các kết quả xét nghiệm và các yếu tố tiền sử nhiễm sốt xuất huyết. Do sốt xuất huyết tái nhiễm rất nguy hiểm nên người bệnh cần đặc biệt chú ý thực hiện các điều sau:

Làm gì khi bị sốt xuất huyết tái nhiễm?
Làm gì khi bị sốt xuất huyết tái nhiễm?
  • Tuân thủ phác đồ điều trị, hướng dẫn của bác sĩ
  • Có chế độ ăn uống hợp lý: uống nhiều nước, ăn đồ ăn dễ tiêu, ăn nhiều hoa quả, các loại nước trái cây, uống oresol để bù nước,…
  • Trường hợp nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường cần báo ngay cho bác sĩ để có thể xử lý kịp thời.

Vậy bài viết trên đã giải đáp toàn bộ thắc mắc cho câu hỏi: Có thể mắc sốt xuất huyết lần 2 không? Làm gì khi bị sốt xuất huyết tái nhiễm? Mỗi người trong đời có thể có đến 4 lần bị sốt xuất huyết và thông thường lần tái nhiễm sau sẽ có triệu chứng và biểu hiện nặng hơn lần đầu. Chính vì thế, khi bị tái nhiễm sốt xuất huyết, bệnh nhân cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời. Tránh trường hợp ủ bệnh khiến bệnh diễn biến nặng hơn và gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của bản thân.