Phân biệt giữa sốt mọc răng và sốt thường cũng như những điều cần làm

Phân biệt giữa sốt mọc răng và sốt thường cũng như những điều cần làm

Rate this post

Sốt là hiện tượng thường thấy khi mắc bệnh. Thế nhưng sốt thường và sốt mọc răng lại có những điểm lưu ý riêng biệt. Cùng phân biệt giữa sốt mọc răng và sốt thường qua bài viết của chúng tôi dưới đây.

Hiện tượng trẻ sốt do mọc răng

Đối với trẻ nhỏ thì tình trạng này diễn ra thường xuyên hơn, vậy làm sao để chúng ta phân biệt tình trạng này với việc trẻ bị ốm vặt?

Các em bé khi bắt đầu mọc răng thường có một số triệu chứng rất đặc trưng, ví dụ như chảy dãi rất nhiều, phần nướu răng có dấu hiệu sưng và bé cảm thấy đau nhức, khó chịu vô cùng. Bé sẽ trở nên cáu kỉnh, hay khóc và mè nheo bố mẹ nhiều hơn.

Tre-thuong-gam-cac-do-vat-xung-quanh
Trẻ thường gặm các đồ vật xung quanh

Xem ngay: Sốt xuất huyết và sốt siêu vi để biết hơn về bệnh này

Ngoài ra, trẻ nhỏ đang mọc răng cũng hay có thói quen cắn hoặc gặm các đồ vật xung quanh mình bởi chúng đang cảm thấy ngứa răng, khó chịu ở nướu răng. Bé sẽ quấy khóc nhiều hơn khi ngủ vì cảm giác ngữa ngáy quanh vùng lợi.

Đặc biệt, khi bị sốt do mọc răng thân nhiệt của trẻ không quá cao nên cha mẹ chăm sóc rất dễ dàng. Bé hầu như không gặp các hiện tượng như sổ mũi, ho hoặc tiêu chảy . Với những dấu hiệu kể trên, chắc hẳn cha mẹ đã phần nào nắm được hiện tượng trẻ bị sốt vì mọc răng sẽ diễn ra như thế nào.

Hiện tượng trẻ sốt thông thường

Khi bị sốt thông thường, thân nhiệt của bé thường dao động từ 38 độ C trở lên, kèm theo đó là một số hiện tượng như: rét run người hoặc là hay bị đổ mồ hôi trộm. Bé bị mất nước và trở nên mệt mỏi, uể oải vô cùng trong trường hợp bé bị sốt cao.

Khác với hiện tượng trẻ sốt mọc răng, trong trường hợp này các em bé có thể bị các bệnh thường gặp sổ mũi, đau họng. Trẻ không ăn được và luôn có cảm giác mệt mỏi.

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ em bị sốt, bé có thể chỉ bị sốt nhẹ hoặc rơi vào tình trạng sốt cao tùy vào các tác nhân gây bệnh. Trong đó một số nguyên nhân chính thường gặp đó là cơ thể bé bị vi rút, vi khuẩn tấn công và gây ra hiện tượng sốt.

Một số lý do khác có thể kể đến như là: bé bị rối loạn hệ miễn dịch, rối loạn trung tâm điều hòa thân nhiệt,… Nếu bé đi tiêm chủng thì cũng có thể gặp tình trạng này.

Trong từng trường hợp khác nhau, cha mẹ cần tìm ra những phương pháp chăm sóc trẻ phù hợp nhất để cải thiện tình trạng sức khỏe.

Cần làm gì khi trẻ bị sốt mọc răng?

Cha-me-hay-ve-sinh-nuou-cho-be-sach-se
Cha mẹ hãy vệ sinh nướu cho bé sạch sẽ
  • Vào mỗi buổi sáng, khi trẻ mọc được 2 – 3 răng, cha mẹ có thể dùng miếng gạc sạch quấn quanh ngón tay rồi nhúng vào nước ấm để vệ sinh răng cho trẻ.
  • Khi số răng đã nhiều hơn và trẻ bắt đầu ăn dặm bạn có thể dùng bàn chải mềm để đánh răng cho trẻ.
  • Có rất nhiều loại bàn chải mềm và kem đánh răng dành cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng bạn có thể sử dụng cho bé.
  • Nếu bé bị đau nướu do mọc răng, bạn có thể dùng một vòng bằng silicon cho bé nhai hoặc rửa sạch ngón tay sau đó chà nhẹ lên nướu của bé để giảm cảm giác đau, ngứa nướu, khó chịu.
  • Ngoài dấu hiệu sốt mọc răngở trẻ sơ sinh, nước dãi của trẻ sẽ xuất hiện nhiều hơn. Khi đó, hãy dùng khăn sạch lau miệng thường xuyên cho bé để tránh tình trạng phát ban và giữ gìn vệ sinh cho trẻ. Bạn có thể đeo yếm tránh bẩn cho bé.
  • Lưu ý, luôn phải rửa tay sạch trước khi chà nướu cho trẻ.
  • Để giảm tình trạng đau nướu, bạn nên bỏ vòng nhai hoặc một chiếc khăn sạch, ướt vào ngăn mát tủ lạnh sau đó cho bé gặm. Dụng cụ sẽ bị vỡ nếu như để ở ngăn đá.
  • Khi mua vòng nhai cho trẻ, không nên mua những loại có chứa chất lỏng ở bên trong vì dễ bị rò rỉ dịch và trẻ dễ nuốt phải, gây hại cho sức khỏe.
  • Không được chà vào niếu của bé các loại cồn, gel hay bất cứ loại thuốc nào.
  • Trường hợp cho trẻ dùng thuốc giảm đau cần tuân theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ.

Trên đây là phân biệt giữa sốt mọc răng và sốt thường. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.