Những lưu ý khi sử dụng thuốc sắt cho bé và bổ sung bao nhiêu là đủ

Những lưu ý khi sử dụng thuốc sắt cho bé và bổ sung bao nhiêu là đủ

Rate this post

Sắt là một trong những chất quan trọng đối với mỗi chúng ta trong đó có trẻ nhỏ. Thế nhưng bổ sung sắt thế nào là hợp lý thì chúng ta cần đặc biệt chú ý. Và dưới đây là những lưu ý khi sử dụng thuốc sắt cho bé mẹ cần biết.

Bổ sung sắt cho trẻ bao nhiêu là đủ?

Trẻ nhỏ từ khi sinh ra đã có sẵn một lượng sắt dự trữ trong cơ thể. Khi lần dần thì lượng sắt trong cơ thể của bé cần cao hơn. Dưới đây là hướng dẫn về liều lượng bổ sung sắt cho trẻ:

  • 7-12 tháng tuổi: 11 mg/ngày
  • 1-3 tuổi: 7 mg/ngày
  • 4-8 tuổi: 10 mg/ngày
  • 9-13 tuổi: 8 mg/ngày
  • 14-18 tuổi (nữ): 15 mg/ngày
  • 14-18 tuổi (nam): 11 mg/ngày

Dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ

Be-thieu-sat-se-tang-truong-cham
Bé thiếu sắt sẽ tăng trưởng chậm

Xem ngay: Tìm hiểu về tác dụng và cách sử dụng thuốc Statripsine để hiểu hơn về loại thuốc này.

Khả năng vận động của bé sẽ bị giảm bớt khi trẻ bị thiếu sắt. Tuy nhiên, hầu như các dấu hiệu thiếu sắt của trẻ không xuất hiện sớm cho đến khi bị thiếu máu do thiếu sắt.

Các triệu chứng sớm của thiếu máu thiếu sắt có thể là:

  • Da nhợt nhạt;
  • Tăng trưởng chậm hơn các bạn khác;
  • Có những hành vi bất thường như cáu gắt, khó chịu, ít nói, sợ đám đông, có xu hướng bạo lực…
  • Thường xuyên mệt mỏi;
  • Tay chân lạnh, thân nhiệt thấp;
  • Ăn uống khó khăn;
  • Thở nhanh bất thường;
  • Dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, mắc bệnh.

Một số lưu ý khi bổ sung thuốc sắt cho trẻ

Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt: khoảng từ 4-6 tháng tuổi là lúc bé đang ăn dặm thì mẹ hoàn toàn có thể bổ sung vào thực phẩm giàu chất sắt như: ngũ cốc, thịt xay nhuyễn và đậu xay nhuyễn. Đối với trẻ lớn hơn, nguồn chất sắt tốt bao gồm thịt đỏ, thịt gà, cá, đậu và rau bina.

Đừng lạm dụng sữa: Từ 1 đến 5 tuổi, bạn không nên cho bé uống hơn (710 ml) sữa mỗi ngày.

Tăng cường hấp thu chất sắt: Vitamin C giúp thúc đẩy sự hấp thu sắt trong chế độ ăn uống. Hãy cho bé uống cùng các loại trái cây có chứa nhiều vitamin C như: trái cây họ cam quýt, dưa đỏ, dâu tây, ớt chuông, cà chua và rau xanh đậm vào chế độ ăn hằng ngày.

Sử dụng thuốc bổ sung sắt cho bé kén ăn, khó hấp thu: Một số trường hợp bé khó ăn, suy dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh về đường tiêu hóa, các bệnh bẩm sinh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chọn mua thuốc bổ máu cho trẻ em.

Các dạng thuốc bổ sung sắt cho trẻ em phổ biến

Me-cho-be-uonsg-sat-phu-hop-voi-co-the
Mẹ cho bé uống sắt phù hợp với cơ thể

Thuốc bổ sung sắt dạng nhỏ giọt

Bé sẽ rất dễ hấp thụ loại chất này vì nó thuộc thể lỏng. Dạng thuốc bổ sung sắt này thường kèm theo ống nhỏ giọt giúp hạn chế tình trạng quá liều. Bạn chú ý cho trẻ uông xong thì hãy đánh răng luôn để tránh bị vàng răng.

Thuốc bổ sung sắt dưới dạng sirô

Sirô vẫn là một loại thuốc dạng lỏng, có vị ngọt, mùi thơm dễ uống. Bạn nên cân nhắc loại thuốc bổ sung sắt này vì chúng thường có chứa thêm nhiều loại vitamin khác nhau. Bé sẽ rất dễ bị thừa một loại vitamin nào đó.

Viên nhai bổ sung sắt cho bé

Dạng viên nhai cũng có vị ngọt và hương vị thơm ngon giúp trẻ thích ăn hơn. Điểm yếu của dạng kẹo này là chứa hàm lượng sắt khá thấp. Kẹo dẻo bổ sung sắt cũng là một lựa chọn khác cho bé.

Thuốc bổ sung sắt cho trẻ dạng bột

Với dạng bột bổ sung sắt, bạn có thể trộn lẫn với thức ăn, sữa, sữa chua để bổ sung sắt cho bé trong trường hợp bé không thích uống thuốc.

Trên đây là những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc sắt cho bé. Hy vọng những thông tin trên của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều điểu bổ ích.