Sốt xuất huyết là gì và bệnh có các biểu hiện như thế nào?

Sốt xuất huyết là gì và bệnh có các biểu hiện như thế nào?

Rate this post

Mùa hè là thời điểm tình trạng bệnh sốt xuất huyết có thể tăng cao. Vậy Sốt xuất huyết là gì? khi bị sốt xuất huyết phải làm gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết cách phòng bệnh an toàn nhé.

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh bình thường. Bệnh sốt xuất huyết dạng nhẹ sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp. Bệnh sốt xuất huyết dạng nặng hơn có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.

Có mấy loại sốt xuất huyết

Giới khoa học hiện tại đang tìm thấy 4 chủng huyết thanh virus sốt xuất huyết, chúng được đặt tên là Dengue 1, 2, 3, 4. Cả 4 loại này đều có chủng huyết thanh tương tự nhau, chúng có biểu hiện bệnh và nguyên nhân truyền nhiễm tương đối giống nhau, nhưng lại khác nhau về mặt kháng nguyên. Nếu bị sốt xuất huyết dengue nhóm 1, thì bạn sẽ có miễn dịch trọn đời với dengue 1, nhưng lại không có khả năng miễn dịch với nhóm 2, 3, 4. Vì vậy, mỗi người có thể mắc sốt xuất huyết tới 4 lần trong đời.

4 chủng sốt xuất huyết được đặt tên lần lượt là Dengue 1, 2, 3, 4
4 chủng sốt xuất huyết được đặt tên lần lượt là Dengue 1, 2, 3, 4

Xem thêm: Bị sốt nên ăn trái cây gì để bệnh nhanh khỏi

Khi bị nhiễm bệnh, tùy từng chủng sốt xuất huyết và tình trạng người bệnh mà mức độ mắc bệnh nặng hay nhẹ.  Vì vậy nếu là đối tượng dễ có nguy cơ bị bệnh nặng, bạn cần hết sức đề phòng và điều trị bệnh theo đúng hướng dẫn của bác sỹ.

Sốt xuất huyết là như thế nào?

Sốt xuất huyết thường khởi phát rất đột ngột nhưng lại tiến triển qua 3 giai đoạn chính đó là:

Giai đoạn sốt nóng: Ở giai đoạn này người bệnh thường có biểu hiện là sốt cao đột ngột lên đến 39 – 40 độ, sốt liên tục trong vòng 3 – 4 ngày liền mà không dứt. 

Giai đoạn xuất huyết (chảy máu) thường được bộc lộ ở nhiều dạng như: Trên da xuất hiện những vết chấm đỏ hay vết bầm. Có hiện tượng chảy máu cam, chảy máu nướu răng, chảy máu chân răng. Ói hoặc đi cầu ra máu tươi hoặc máu cá lợn cợn.

Giai đoạn sốc: Đây là lúc bệnh đã chuyển sang thể nặng, thường rơi vào ngày thứ 3 – 6 của bệnh, đặc biệt lúc hết sốt cao chuyển sang dấu hiệu xuất huyết rõ ràng. Dấu hiệu của sốc sẽ bao gồm: mệt mỏi, li bì hoặc vật vã, chân tay lạnh.

Thông thường ở giai đoạn mới sốt, người bệnh vẫn có thể tự điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên trong các giai đoạn tiếp theo đó, thường là ngày thứ 3 – 4, sốt xuất huyết rất dễ trở nặng.

Sốt xuất huyết nên làm gì
Sốt xuất huyết nên làm gì

Để đảm bảo an toàn, khi có các dấu hiệu sau, người bệnh sốt xuất huyết cần được nhập viện điều trị ngay:

  • Cơ thể bồn chồn hoặc kích thích, vật vã, li bì…;
  • Tình trạng nôn tăng;
  • Đau bụng, tăng cảm giác đau ở các phần trên cơ thể;
  • Tiểu ít;
  • Xuất huyết bất kì chỗ nào như: chảy máu chân răng, máu cam, đi tiểu, đại tiện….

Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi?

Khi bị sốt xuất huyết bạn cần phải có chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp để bệnh chóng khỏi, bạn cần phải thực hiện chế độ ăn uống như sau:

Cháo loãng, súp, thực phẩm mềm và lỏng: Khi sốt khẩu vị người bệnh sẽ thay đổi rất nhiều, luôn cảm thấy đắng họng, nên chỉ cần thức ăn lỏng và nhạt vị. Vì thế ưu tiên hàng đầu là cháo ngũ cốc, rất dễ tiêu hóa với hàm lượng chất xơ và dinh dưỡng cao.

Nước ép từ các loại rau, củ, quả: Vì cơ thể khó tiếp nhận thức ăn cứng nên nếu uống nước ép sẽ dễ dàng hơn nhiều. Một số loại hoa quả chứa nhiều vitamin A và C như cam, ổi, đu đủ, dừa,… rất tốt cho việc phục hồi.

Uống nhiều nước: Cơ thể khi bị sốt sẽ mất nước rất nhanh và cách bù nước hiệu quả nhất là uống nhiều nước hoặc bổ sung oresol. Ngoài ra, bệnh nhân sốt xuất huyết cần bù đầy đủ chất lỏng cho cơ thể bằng nước trái cây hay nước gạo/ nước lúa mạch, sữa không nên chỉ uống nước lọc.

Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu được sốt xuất huyết là gì và các biểu hiện của bệnh.