Trẻ bị cúm A là gì? Biểu hiện trẻ khi bị cúm A như thế nào? Biến chứng cúm A ở trẻ ra sao? Nên làm gì khi trẻ bị cúm A?… Tất cả các thắc mắc về bệnh cúm A ở trẻ sẽ được giải đáp chi tiết dưới bài viết. Các bậc cha mẹ hãy cùng theo dõi để có thêm nhiều kinh nghiệm chăm trẻ.
Trẻ bị cúm A là gì?
Cúm A ở trẻ là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp từ các chủng virus cúm A như A/ H1N1, A/H5N1, A/H7N9… Thường trẻ sẽ mắc bệnh cúm A vào mùa Đông – Xuân.
Khi mắc cúm A trẻ thường xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, sốt, viêm long đờm, đau họng, đau cơ và kèm theo những dấu hiệu khác về đường tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, tỷ lệ trẻ mắc cúm A gặp các biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp chiếm tỷ lệ cao. Đồng thời cúm còn có thể gây ra các biến chứng khác về sức khỏe như viêm cơ tim, viêm tai giữa làm nguy hiểm đến tính mạng. Trẻ sẽ nằm viện từ 2 – 3 ngày sẽ ổn định và được xuất viện.
Virus sẽ có tỷ lệ biến đổi gene cao nên điều kiện lưu thông không khí kém, nhiệt độ thấp, nơi tập trung đông người, không mở cửa sổ thông thoáng… sẽ là yếu tố gây ra ca bệnh cúm A tăng cao.
Các đối tượng trẻ có nguy cơ nhiễm cúm cao như:
- Những người xung quanh trẻ bị nhiễm cúm.
- Trẻ chưa tiêm vắc – xin cúm.
- Do trẻ không rửa tay sau khi chạm vào bề mặt bị nhiễm bệnh.
- Trẻ mắc các bệnh lý gây miễn giảm sức đề kháng và có nguy cơ cao bị nằm viện hay nhiễm cúm nặng.
Trẻ bị cúm A có nguy hiểm không?
Có thể thấy rằng tùy cơ địa và tình trạng sức khỏe của từng trẻ mà cúm A có trở nên nguy hiểm hay không và có những biểu hiện nặng, nhẹ khác nhau.
Có những trường hợp trẻ bị cúm A thông thường mà không cần điều trị nhiều tuy nhiên có trường hợp trẻ không được điều trị sớm dẫn đến những biến chứng nguy hiểm về sức khỏe.
Biến chứng đến sức khỏe của trẻ khi bị cúm A như suy hô hấp cùng với các triệu chứng khó thở, đờm lẫn máu, thở gấp… nếu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm phổi, thiếu oxy hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong.
Ngoài ra khi trẻ bị cúm A có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng khác như: viêm thanh khí phế quản, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn thứ phát, viêm cơ tim, viêm màng não… Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ ngay khi trẻ có dấu hiệu bất thường về sức khỏe cha mẹ nên theo dõi và đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách nhất.
Vậy khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Cần ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu nhận thấy trẻ xuất hiện các biểu hiện như:
- Trẻ sốt cao trên 39 độ C và không đáp ứng khi dùng thuốc hạ sốt.
- Trẻ có triệu chứng co giật.
- Nhận thấy cơ thể trẻ mệt mỏi li bì, người uể oải.
- Chán ăn, ăn không ngon miệng, nôn trớ.
- Nhịp thở của trẻ khó thở, thở nhanh.
Làm gì khi trẻ bị cúm A?
Nhận thấy trẻ có các dấu hiệu bị cúm A bố mẹ nên thực hiện các cách áp dụng chăm sóc trẻ để loại bỏ triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra và hạn chế các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, cụ thể như:
Thực hiện cách ly trẻ
Do bệnh cúm A dễ gây lây lan bệnh từ người sang người nên tốt nhất hãy cách ly bé với các thành viên khác trong gia đình. Nên cho bé ở phòng riêng không sử dụng đồ dùng, đồ chơi với người xung quanh để tránh gây ra lây nhiễm virus.
Thường xuyên đeo khẩu trang cho trẻ
Bệnh có thể gây ra lây truyền qua đường hô hấp nên tốt nhất thường xuyên đeo khẩu trang cho trẻ nhằm hạn chế tới mức tối đa nguy cơ gây lây nhiễm bệnh sang người khác.
Hãy lựa chọn cho trẻ loại khẩu trang y tế để dễ chịu mà vẫn ngăn ngừa virus một cách tốt nhất.
Tránh cho trẻ nằm phòng lạnh
Khi nằm trong môi trường lạnh trẻ sẽ càng bị ho, đau họng, khô mũi và không thể tiết mồ hôi làm cho tình trạng bệnh càng lâu khỏi hơn.
Tốt nhất nên để trẻ nằm ở phòng thoáng mát, sạch sẽ và không nên nằm ở phòng máy lạnh.
Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát
Mặc quần áo rộng rãi cũng là một cách để chăm sóc trẻ khi bị cúm A như vậy cơ thể sẽ thấy dễ chịu, thoải mái và được thư giãn tốt hơn nhằm rút ngắn thời gian điều trị.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Khi trẻ bị cúm A việc ăn uống sẽ rất quan trọng nên cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ như tinh bột, vitamin, protein… bằng cách cho trẻ ăn những món ăn ẩm, lỏng như cháo, súp, nên uống nhiều nước để hạn chế mất nước và giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể tốt nhất.
Dành thời gian nhiều cho trẻ nghỉ ngơi
Mắc cúm A các triệu chứng của bệnh sẽ khiến trẻ mệt mỏi nên tốt nhất hãy dành nhiều thời gian để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, nên để nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ và tránh gió lửa.
Điều trị bằng thuốc
Tùy thuộc vào mức độ của mắc bệnh của trẻ mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị virus như thuốc kháng virus nhằm ngăn ngừa sự tấn công của virus cúm A từ đó trẻ sẽ khỏi bệnh nhanh hơn.
Tuy nhiên việc dùng thuốc kháng sinh cho trẻ cần được tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa và tuân thủ theo đúng liều lượng được chỉ định.
Nhỏ mũi
Trẻ bị cúm A sẽ có triệu chứng nghẹt mũi hoặc sổ mũi do đó phụ huynh nên vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý hàng ngày hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc sát khuẩn để nhỏ mũi.
>> Xem thêm:
- Bệnh cúm mùa có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh như thế nào?
- Hướng dẫn các cách điều trị cúm A tại nhà hiệu quả
Phương pháp phòng ngừa cúm A ở trẻ
Hãy thực hiện các biện pháp để phòng ngừa tốt nhất sức khỏe của trẻ, đặc biệt là phòng ngừa cúm A để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Một số các biện pháp phòng ngừa cúm A ở trẻ như:
- Thực hiện tiêm vắc xin hàng năm để ngăn ngừa cúm A ở trẻ.
- Thường xuyên vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là vệ sinh họng và rửa tay thường xuyên cho trẻ và không để trẻ đưa tay lên mũi, miệng.
- Nên hạn chế để trẻ đến những nơi đông người hoặc đến gần những người thường xuyên bị cúm hoặc có nguy cơ bị bệnh.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa sạch đồ dùng, đồ chơi của bé.
- Nên vận động thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
- Ngay khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh cúm như ho, sốt, sổ mũi thì nên cho bé đi khám, tuyệt đối không được chủ quan để bé tự khỏi hoặc tự ý mua thuốc cho bé.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về Làm gì khi trẻ bị cúm A?, hy vọng từ đó phụ huynh có thêm nhiều kiến thức về bệnh cúm A ở trẻ, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị, các biện pháp ngừa bệnh cúm A để từ đó phòng bệnh cúm A hiệu quả nhất ở trẻ.