Cúm A là bệnh do virus gây ra nên việc điều trị chủ yếu tập trung vào giảm triệu chứng và hỗ trợ phục hồi. Tuy nhiên, nếu bệnh trở nặng, nhiều người băn khoăn cúm A uống thuốc gì để nhanh khỏi.
Cách nhận biết bệnh cúm A
Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm A gây ra có tốc độ lây lan nhanh chóng, bệnh này có thể ảnh hưởng đến mọi độ tuổi, nhưng đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi. Cúm A là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus cúm A gây ra có thể gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cúm A có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, suy hô hấp, viêm cơ tim, viêm não hoặc thậm chí tử vong.
Các triệu chứng của cúm A thường khởi phát đột ngột và kéo dài từ 5-7 ngày, gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Cách nhận biết phổ biến của cúm A bao gồm:
- Sốt cao có thể tăng lên trên 38,5°C, kèm theo cảm giác ớn lạnh;
- Bị ho khan hoặc ho có đờm, kèm theo cảm giác đau rát cổ họng;
- Đau đầu, đau nhức cơ thể đặc biệt ở cơ và khớp;
- Chảy nước mũi, nghẹt mũi gây khó chịu và cản trở sinh hoạt;
- Người bệnh có thể cảm thấy kiệt sức, uể oải và ăn uống kém;
- Khó thở, tức ngực có thể là dấu hiệu của biến chứng viêm phổi hoặc suy hô hấp.

Mặc dù đa số các trường hợp cúm A có thể tự khỏi trong khoảng một tuần nhưng những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và người mắc bệnh nền (tiểu đường, tim mạch, hô hấp mạn tính) có nguy cơ cao gặp biến chứng nghiêm trọng. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Đối với những trường hợp cúm A nhẹ, người bệnh có thể tự hồi phục sau vài ngày bằng cách nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng và theo dõi sức khỏe tại nhà. Tuy nhiên, nếu bệnh diễn biến nặng bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng virus.
Xem thêm: Cách điều trị và phòng ngừa cúm A
Cúm A uống thuốc gì để nhanh khỏi?
Cúm A là bệnh do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị tiêu diệt virus hoàn toàn, việc điều trị chủ yếu tập trung vào giảm triệu chứng và hỗ trợ cơ thể phục hồi. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định sử dụng trong điều trị cúm A đó là:
- Thuốc kháng virus
Oseltamivir (Tamiflu): Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng virus như Oseltamivir (Tamiflu) để rút ngắn thời gian mắc bệnh và giảm nguy cơ biến chứng. Đây là thuốc kháng virus thường được sử dụng trong điều trị cúm A. Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của virus, để đạt hiệu quả tốt nhất, Oseltamivir nên được dùng trong vòng 48 giờ kể từ khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có bệnh lý nền.
Zanamivir (Relenza): Đây là một loại thuốc kháng virus dạng hít có tác dụng tương tự như Oseltamivir (Tamiflu) trong việc ức chế sự phát triển của virus cúm A. Zanamivir thường được chỉ định cho những trường hợp đặc biệt như khi bệnh nhân không thể sử dụng Tamiflu hoặc có phản ứng không mong muốn với thuốc đường uống. Việc sử dụng Zanamivir cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau
Paracetamol: Đây là loại thuốc thường được sử dụng để hạ sốt và giảm đau nhức cơ thể do cúm A gây ra. Paracetamol giúp giảm bớt cảm giác mệt mỏi, đau đầu và khó chịu để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình hồi phục. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ để có phương án điều trị phù hợp.
Ibuprofen: Ibuprofen là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt và kháng viêm không steroid (NSAID) thường được sử dụng để giảm các triệu chứng của cúm A như sốt cao, đau đầu, đau nhức cơ thể. Tuy nhiên, Ibuprofen không nên dùng nếu có bệnh lý về dạ dày hoặc dị ứng với thuốc.Trước khi dùng Ibuprofen, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.

- Thuốc giảm ho, long đờm
- Thuốc thông mũi, giảm nghẹt mũi
Thuốc xịt mũi chứa oxymetazoline hoặc xylometazoline: Có tác dụng co mạch tại chỗ, giúp giảm sưng niêm mạc mũi, từ đó cải thiện tình trạng nghẹt mũi do cúm A. Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ mang lại hiệu quả tạm thời và không nên sử dụng quá 3 ngày liên tiếp.
Dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0,9%): Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp loại bỏ virus, vi khuẩn, làm sạch đường hô hấp và giảm triệu chứng nghẹt mũi hiệu quả.
- Bổ sung vitamin và tăng cường sức đề kháng
Khi mắc cúm A, cơ thể cần nhiều dưỡng chất để chống lại virus và phục hồi nhanh chóng nên việc bổ sung các loại vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch. Người bệnh cần nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống lành mạnh và hạn chế thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ.