Vì sao khi mắc cúm A ho nhiều? Những lưu ý khi điều trị cúm A

Vì sao khi mắc cúm A ho nhiều? Những lưu ý khi điều trị cúm A

Rate this post

Cúm A là loại cúm mùa, có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm. Bạn có biết vì sao khi mắc cúm A ho nhiều? Những lưu ý khi điều trị cúm A không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây và tìm hiểu ngay nhé!

Cúm A là gì?

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên. Các chủng virus cúm A phổ biến là A/H5N1, A/H1N1, A/H3N2, A/H7N9, trong đó, chủng A/H7N9 và A/H5N1 thường lưu hành ở gia cầm, có khả năng lây sang người và tạo thành dịch bệnh.

cum-a-ho-nhieu
Cúm A là gì?

Khi nhiễm bệnh, trẻ sẽ thường có những biểu hiện sau:

  • Sốt cao (có thể lên tới 39,4 độ C – 40,5 độ C)
  • Ho
  • Sổ mũi, ngạt mũi
  • Đau họng
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú (đối với trẻ sơ sinh)
  • Mỏi cơ, đau nhức người
  • Một số trẻ có thể bị nôn, tiêu chảy
  • Đau tai, đau mắt đỏ
  • Co giật nếu sốt cao.

Khi trẻ có những biểu hiện trên, ba mẹ không nên chủ quan mà hãy cho bé đi khám càng sớm càng tốt vì cúm A tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm.

Vì sai khi mắc cúm A ho nhiều?

Virus cúm A có thể lây truyền trực tiếp trong không khí thông qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, các giọt bắn kèm theo virus thoát ra ngoài có thể tiếp cận người khác và lây truyền bệnh bằng việc hít phải hoặc chạm phải đồ vật có virus.

  • Sử dụng chung vật dụng sinh hoạt với người bị nhiễm bệnh (ly, chén, muỗng, khăn, quần áo,…) hoặc vô tình tiếp xúc với các đồ dùng trong nhà (nắm cửa, bàn, ghế,…) sau đó đưa lên mũi, miệng.
  • Tiếp xúc với các động vật có nhiễm cúm như lợn, ngựa, gia cầm,… cũng có thể lây bệnh
  • Tập trung nơi đông người như trường học, công viên, nơi công sở,… cũng là điều kiện để virus lây lan nhanh chóng.

Khi mắc cúm A thường xuất hiện tình trạng bị chảy dịch mũi và dịch mũi chảy vào họng từ đó gây viêm mô đường thở. Điều này khiến cho trẻ khi mắc cúm A ho nhiều và cổ họng đau rát, sưng đỏ. Tình trạng ho nhiều khiến trẻ mệt mỏi, ăn không ngon miệng. Thậm chí nhiều trẻ còn bị ho nặng về ban đêm khiến con không ngủ được.

Đọc thêm: Làm gì khi trẻ bị cúm A? Hướng  dẫn cách chăm sóc trẻ khi bị cúm A?

Cách điều trị cúm A

cum-a-ho-nhieu
Cách điều trị cúm A

Các triệu chứng cúm A có thể tự khỏi khi được nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Tuy nhiên, tùy vào mức độ, tình trạng, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng vi-rút để chống lại nhiễm trùng như: Zanamivir (Relenza), Oseltamivir (Tamiflu), Peramivir (Rapivab),…

Thuốc điều trị chảy dịch mũi bằng các loại thuốc kháng sinh dòng Histamin như Clemastine hoặc Chlorpheniramine, thuốc xịt mũi Azelastine, Fluticasone Propionate, Ipratropium Bromide hoặc Fexofenadine, Loratadine, Cetirizine,…

Thuốc điều trị không kê đơn:

  • Dextromethorphan: Thuốc ức chế ho, không có tác dụng long đờm.
  • Guaifenesin: Thuốc long đờm, có khả năng làm loãng đờm trong đường thở, từ đó giúp loại bỏ đờm dễ dàng hơn thông qua phản xạ ho,…
  • Viêm ngậm họng: Thường gồm các thành phần chính là: Mật ong, tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp,…

Những lưu ý khi điều trị cúm A ho nhiều

– Đối với những loại kẹo ngậm hoặc thuốc ho chỉ nên dùng cho trẻ từ 4 tuổi trở lên.

– Các loại thuốc ho không kê đơn không phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Không nên sử dụng các loại thuốc này cho trẻ dưới 6 tuổi vì nguy cơ xuất hiện các phản ứng phụ là khá cao.

– Không cho trẻ em 1 tuổi hoặc nhỏ hơn uống các loại thuốc ho, bài thuốc trị ho hoặc siro có chứa mật ong.

– Trẻ dưới 4 tuổi uống bất cứ loại thuốc ho nào cũng cần phải có chỉ định của bác sĩ.

– Trong quá trình trẻ bị ho do cúm A nên chủ động tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho con uống nhiều nước ấm, bổ sung vitamin C từ rau củ, trái cây…

– Không cho trẻ ăn đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, trẻ thức khuya… bởi điều này có thể ảnh hưởng tới quá trình điều trị ho.

Cách phòng ngừa cúm A

Bộ Y tế khuyến cáo nên thực hiện những biện pháp sau để phòng ngừa cúm A:

  • Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc cúm: Nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác bệnh. Từ đó, có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh.
  • Vệ sinh cá nhân cẩn thận: Thường xuyên rửa tay bằng dung dịch cồn hoặc xà bông tiệt trùng sau khi cầm nắm đồ vật hoặc đến nơi công cộng, hạn chế tiếp xúc người nghi mắc cúm, tránh tập trung nơi đông người trong mùa dịch.
  • Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc với dung dịch sát khuẩn, mở cửa sổ thông thoáng.
  • Tăng cường sức đề kháng bằng việc tập luyện thể dục, chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
  • Tiêm vắc xin cúm đầy đủ, đúng lịch, nhất là các đối tượng có nguy cơ nhiễm cúm cao cần được tiêm phòng trước mùa dịch.

Xem thêm: Hướng dẫn các cách điều trị cúm A tại nhà hiệu quả

Trên đây là những thông tin về tình trạng phổ biến cúm A ho nhiều mà chúng tôi tổng hợp. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc, từ đó có thể phòng ngừa giảm thiểu những rủi ro biến chứng tới sức khỏe.